Đặc điểm của hành lá là loại rau màu ngắn ngày, thời gian sinh trưởng ngắn và cho năng suất tốt, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong khi trồng và chăm sóc sẽ khó tránh khỏi các loại bệnh hại trên cây hành lá. Để tránh thiệt hại và hậu quả mất mùa thì cần nhận biết, phát hiện sớm để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Agri.vn mời bạn cùng theo dõi bài viết để hiểu thêm về chủ đề này nhé!
-
Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) hại lá hành
1.1 Đặc điểm hình thái
Đặc điểm nhận biết loại sâu xanh này là loại bướm nhỏ màu nâu, có 1 đốm vàng ờ giữa cánh rất đặc sắc.
– Sâu khi còn non thường có màu xanh lục và 2 sọc vàng nâu chạy dọc 2 bên thân mình. Loại sâu lớn trưởng thành có mầu xanh giống và dễ lẫn với màu của cọng hành.
– Loại sâu này đẻ từ 20 – 30 quả trứng thành từng ổ có phủ lông trắng.
-
Tập quán sinh sống và gây hại
– Vào ban đêm, bướm thường hoạt động đẻ trứng trên lá. Trung bình 1 con bướm cái có thể đẻ 500-800 trứng.
– Khi trứng nở ra thành sâu con. Chúng đục lỗ nhỏ chui vào bên trong cọng hành và ăn phần xanh của lá. Lúc nhỏ, trên một cọng hành có tới hàng chục con sâu nhỏ. Khi lớn, chúng bắt đầu phân tán sang các cọng hành khác. Sự phá hoạt của loại sâu này làm hành lá bị khô héo, gẫy, xơ xác, chết, vàng úa cả bụi hành. Ruộng hành bị sâu ăn hại dẫn đến bị còi cọc, trắng xoá và tàn lụi.
– Nếu thời tiết nắng nóng, sâu thường gây hại mạnh.
– Loại sâu ăn hại da xanh này có vòng đời trung bình 30-40 ngày.
1.3 Biện pháp phòng trừ
– Phát hiện sớm sâu khi còn nhỏ và vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng để phòng trừ.
– Ngoài biện pháp bắt thủ công, có thể sử dụng các loại chất hoá học đặc chế diệt sâu xanh da láng này như: Abamectin (Agromectin 1.8 EC, Catex 1.8 EC, 3.6 EC), Azadirachtin+Matrine (Lambada 5EC), Emamectin benzoate + Petroleum oil (Comda 250EC), Indoxacarb (DuPontTM Ammate®30WG), Emamectin benzoate(Dylan 2EC, Proclaim 1.9 EC).
-
Sâu keo (Onion armyworm) hại hành lá
2.1 Đặc điểm hình thái
– Sâu keo trưởng thành có màu xám hoặc nâu đậm.Cánh trước có màu nâu vàng, vân đen trắng.Độ sải cánh của sâu keo rộng đến 24cm.
– Mỗi con sâu cái đẻ từ 500 – 2000 trứng chỉ trong vòng một vài ngày. Ổ trứng của sâu keo nằm phía dưới mặt của các lá hành, có phủ một lớp long và cây mỏng từ thân con cái
– Sau 3- 5 ngày kể từ khi đẻ, trứng sẽ nở. Sâu non mới đẻ thường có màu xanh xám, dài khoảng 1mm và đầu tương đối lớn.Giai đoạn của sâu non kéo dài từ 10 – 14 ngày. Khi lớn, chúng chuyển dần sang màu nâu sau đó trở thành nâu đậm.
– Quá trình sâu hoá thành nhộng trong lòng kéo dài khoảng 12 ngày.
– Giai đoạn sâu non kéo dài khoảng 10 – 14 ngày. Vòng đời của sâu keo dài khoảng 26 –32 ngày.
2.2 Tập quán sinh sống và gây hại
Sâu keo phá hoại toàn bộ phần thịt trong lá và chỉ để lại phần biểu bì lá. Với hành lá, sâu keo ăn toàn bộ bề mặt sau của lá hành tạo thành những lỗ hổng và tiếp tục ăn sang những lá khác khi lá bị đục thủng lỗ, không còn lá để ăn.
2.3 Biện pháp phòng trừ
– Bởi vì loài sâu thương sống sốt trong các gốc cây và ẩn nấp trong cỏ. Cho nên dùng biện pháp vệ sinh phát quang các lùm cây và làm cỏ sẽ hạn chế và giảm được mật độ sâu tránh thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng.
– Tiêu diệt các loại nhộng và những dịch hại khác còn tồn tại trong lòng đất bằng cách làm ngập nước ruộng (nếu điều kiện thủy lợi cho phép). Hoặc đào xới, lật phơi khô đất để tạo điều kiện cho các loại chim bắt mồi nhộng và các loại thiên địch khác.
– Ngoài cách làm thủ công, có thể dùng các biện pháp khác như sử dụng các thuốc có hóa học như sau: Abamectin, Azadirachtin+Matrine, Indoxacarb.
-
Bọ trĩ hại hành (Thrips tabaci Lindeman)
3.1 Đặc điểm hình thái
Bọ trĩ thường có kích thước nhỏ dưới 1 mm nên rất khó để quan sát. Lúc còn sâu non, phổ biến sâu có mà trắng hoặc màu vàng. Đối với bọ trĩ trưởng thành sẽ chuyển thành màu nâu và khả năng di chuyển rất nhanh. Loại bọ trĩ này phá hoại bằng cách dùng 2 răng cửa giũa cho rách biểu bì lá cây để hút nhựa.
3.2 Tập quán sinh sống và gây hại
– Con cái đẻ khoảng 80 trứng vào trong mô lá. Trứng sẽ nở thành sâu con trong khoảng 5 – 10 ngày kể từ lúc đẻ trứng. Tuỳ vào điều kiện môi trường và nhiệt độ mà vòng đời của bọ trĩ kéo dài khoảng hơn 21 ngày.
– Những lá hành bị bọ trĩ ăn hại thường có màu sáng bạc kèm theo có vết hoặc đốm nhỏ màu nâu. Sau một thời gian, lá hành bị héo xuống hoặc biến dạng.Trên ngọn của lá hành thường có màu nâu. Trong trường hợp, vườn hành bị sâu bọ trĩ ăn hại nhiều ngoài lá bị héo, củ hành cũng bị nhỏ đi.
– Loại bọ trĩ trưởng thành có khả năng thích nghi với khí hậu đông lạnh giá rất tốt. Chúng phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô.Vào mùa lạnh, chúng ngủ đông trong lòng đất và chờ nhiệt độ ấm dần lên thì chúng bắt đầu thức dậy và tiếp tục phá hoại mùa màng.
3.3 Biện pháp phòng trừ
Do trên thị trường chưa có loại thuộc Bào vệ thực vật được đăng ký đủ điều kiện phòng trừ bọ trĩ hại hành lá. Vì thế, có thể sử dụng một số loại hoá chất thay thế để tiêu diệt bọ trĩ hại hành như: Thiamethoxam; Imidacloprid, Matrine để phòng trừ .
Trên đây là những vấn đề nhận biết, phòng trừ sâu bệnh hại hành lá cần đặc biệt chú ý. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp vườn hành nhà bạn tránh được sâu bệnh, phát triển tốt và đạt chất lượng, an toàn.