Chi Tiết Cách Trồng Đậu Đũa Mang Lại Năng Suất Cao

0
2642
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Đậu đũa không chỉ làm món ăn giàu dinh dưỡng mà còn là những vị thuốc tốt lành tính. Nhưng có rất nhiều ý kiến cho rằng, chúng được nhập khẩu bên Trung Quốc và phun thuốc trừ sâu rất nhiều. Bà con nghĩ sao nếu như tự trồng đậu đũa để phục vụ cho mình và mục đích kinh doanh. Cách trồng đậu đũa trong bài viết chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ gửi đến bà con thêm nhiều kinh nghiệm trong việc trồng đầu j đũa. Bà con cùng dành chút thời gian đón đọc nhé!

Trồng đậu đũa hiện tại là hình thức trồng trọt ngắn ngày mang đến lợi nhuận cao
Trồng đậu đũa hiện tại là hình thức trồng trọt ngắn ngày mang đến lợi nhuận cao  

Nội dung chính

Chuẩn bị chậu để gieo hạt

Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như: khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà. Lưu ý, nếu như trồng đậu đũa trong chậu thì chậu có lỗ đục dưới đáy để cây không bị úng nước.

Lựa chọn hạt giống khỏe

Tùy vào bạn thích loại đậu đũa thân thấp hay cao mà lựa chọn hạt giống cho phù hợp.

Nếu như không muốn mất nhiều công sức bạn có thể mua luôn hạt giống ngoài cửa hàng, còn nếu muốn thu hoạch quả để giống cho năm sau thì bạn nên chọn những quả đậu đũa to, dài và mập.

Để chúng thật già trên cây sau đó hái xuống đem phơi khô và tách lấy hạt bên trong. Hạt càng già sẽ cho chất lượng hạt giống bên trong tốt nhất, tỷ lệ nảy mầm cao và cây con khỏe mạnh.

Bà con có thể tuỳ ý lựa chọn loại hạt giống đậu đũa dựa theo nhu cầu của mình
Bà con có thể tuỳ ý lựa chọn loại hạt giống đậu đũa dựa theo nhu cầu của mình

Chọn đất và làm đất

Cần chuẩn bị đất trồng thật tốt thì mới mong hạt nảy mầm và cây sinh trưởng khỏe mạnh. Trước khi gieo 1 tuần cần làm đất tơi xốp, không để đất dính cỏ dại, bón lót vôi trộn với phân chuồng ủ hoại trộn đều với đất, phơi đất trong vòng 1 tuần để diệt mềm bệnh.

Các bước tiến hành gieo đậu đũa trong chậu cho năng suất cao

Bước 1: Hạt giống trước khi gieo trồng nên được gâm trong nước ấm ở nhiệt độ khảng 40 độ C từ 4-6 tiếng, sau đó ủ hạt vào gio hay cát cho hạt nảy mầm (bạn có thể bỏ qua bước ngâm ủ nhưng tỷ lệ nảy mầm sẽ thấp hơn.

Bước 2: Sau khi hạt giống nảy mầm. Tiến hành gieo hạt đậu đũa với khoảng cách hàng 60-65cm, cây cách cây 25-30cm.

Bước 3: Sau đó phủ một lớp đất mỏng lên hạt và rải rơm rạ phủ lên để giữ ẩm cho hạt nảy mầm dài hơn. Sau khi gieo đậu cần phải tưới đều đặn, đảm bảo đất đủ độ ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm. Khoảng 20 – 25 ngày sau gieo cây đậu đũa sẽ ra lá.

Làm giàn

Cây đậu đũa là cây thân leo khi phát triển sẽ phải làm giàn cho cây leo nếu không sẽ giảm năng suất nghiêm trọng.

Giai đoạn cây đậu đũa bắt đầu vươn cao 20 – 25cm cần kịp thời làm giàn, cắm cọc cao từ 1,8 – 2m làm giàn kiểu chữ A hoặc chữ X để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và bò leo hướng lên đỉnh giàn. Lưu ý trước khi cắm giàn cần xới xáo và vun gốc cây.

Để đậu đũa sinh trưởng và phát triển tốt thì bà con cần chú ý đến việc làm giàn
Để đậu đũa sinh trưởng và phát triển tốt thì bà con cần chú ý đến việc làm giàn

Chăm sóc

Để chăm sóc cây đạt năng suất cao khi thu hoạch, bạn nên chia giai đoạn bón phân cho cây ra làm 3 lần. Lần 1 từ khi cây còn non, lần 2 từ khi cây bắt đầu bám giàm và lần 3 từ khi cây ra hoa và cho quả. Tránh bón nhiều sẽ gây xót cây.

Sau khoảng 40 ngày gieo trồng cây bắt đầu cho ra hoa rộ. Hoa cây đậu đũa thường nở vào buổi sáng sớm. Cách trồng đậu đũa trong chậu tại nhà ở giai đoạn cây ra hoa này, bạn cần phải cung cấp đầy đủ nước vì nó quyết định đến năng suất của cây sau này. Hoa cây đậu đũa có khả năng tự thụ phấn rất cao.

Sau khi cây ra hoa thì 3 đến 4 ngày sau những quả non sẽ mọc ra. Quả đậu đũa có đặc điểm khi ra quả sẽ ra thành từng cặp đôi một.

Từ phần đài hoa quả sẽ mọc và phát triển dài ra cho đến khi đạt đến chiều dài khoảng 30 – 50cm. Lúc này bạn cần tỉa bớt lá già để cho giàn thông thoáng giúp đón được nhiều ánh nắng mặt trời giúp quả mau lớn.

Kỹ thuật chăm sóc cây đậu đũa không có gì quá khó khăn
Kỹ thuật chăm sóc cây đậu đũa không có gì quá khó khăn

Phòng trừ sâu bệnh

Đậu đũa thường bị các loại sâu bệnh hại chính sau: sâu vẽ bùa, bọ phấn, sâu đục quả, bệnh héo vàng, gỉ sắt…

Trong đó, sâu đục quả là đối tượng khó phòng trị nhất. Để hạn chế sâu bệnh hại, cần thực hiện tốt khâu vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa lá già, áp dụng quy trình quản lý dịch hại, phun thuốc trừ kịp thời khi sâu bệnh chớp xuất hiện.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con về cách trồng đậu đũa. Bà con có thể tham khảo qua để áp dụng vào mô hình thực tế. Chúc bà con thành công!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây