Bí kíp nuôi cá hú đầu tư 1 thu lợi nhuận 10

0
2824
nuôi cá hú
Cá hú miếng hấp dẫn
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nuôi cá hú tuy không khó nhưng lại không phải là hình thức nuôi phổ biến nhiều ở Việt Nam, đa số người dân vẫn chỉ đang đánh bắt cá ở các khu vực dòng chảy sông Mekong. Nhưng bà con ạ, đầu tư nuôi trồng loài cá này nhất định không khiến bà con phải thất vọng chút nào đâu, bởi dù vốn đầu tư không cần nhiều nhưng lợi nhuận thu về phải lên tới vài con số.

Một người nông dân thông minh là một người ham học hỏi và luôn cập nhật kiến thức, vậy hôm nay hãy cùng tôi tích lũy hiểu biết cần có để chăn nuôi cá hú thành công nhé.

Nội dung chính

Nuôi cá hú béo và giúp cá đẻ nhân tạo

Hôm nay tôi muốn giới thiệu với bà con mô hình nuôi cá hú trong ao, mà cá hú không tự sinh sản trong các môi trường nuôi nhốt như ao hay bè, vì thế người nuôi phải dùng tới phương pháp cho thụ tinh nhân tạo.

Thụ tinh nhân tạo đòi hỏi cá phải có một thể trạng vô cùng khỏe và tình trạng trứng hoặc tinh trùng ổn định.

Vì thế cần phải có thêm các bước vỗ béo cá chuyên nghiệp cũng như có các biện pháp giám sát chặt chẽ để tiện lợi cho quá trình thụ tinh.

Vậy trước tiên hãy cùng tìm hiểu về quy trình nuôi cá hú trong ao cơ bản gồm các bước nào nhé.

Chuẩn bị ao nuôi cá hú

Đắp ao nuôi cá hú

nuôi cá hú
Nuôi cá hú trong ao

Vị trí đặt ao nên đảm bảo nguồn cung nước với hệ thống cấp nước đảm bảo để luôn có đủ nước dùng khi cần.

Chất lượng đất cũng phải thuộc hàng đất giàu mùn khoáng và không bị nhiễm mặn, phèn để dễ đào ao cũng như cung cấp môi trường phát triển cho các vi sinh vật có lợi cho cá hú.

Hệ thống cung và thoát nước cũng không được làm cẩu thả, bởi đây là yếu tố quyết định xem nguồn nước trong ao có bị ô nhiễm hay không.

Nước cấp vào dù đủ nhưng cũng phải đảm bảo vệ sinh, không bị ô nhiễm từ các nguồn nước bên ngoài như nước thải sinh hoạt, nước tưới tiêu các đồng ruộng lân cận,…

Đồng thời, phải đảm bảo thoát, lọc nước đều đặn, chất lượng để cá phát triển tốt và không gây hại môi trường.

Với diện tích ao khoảng hơn ngàn mét vuông thì nên có độ sâu tầm một mét rưỡi trở lên. Ao nên được xây rộng và các bờ được nới ra để tạo môi trường tốt cho cá hoạt động.

Nuôi cá hú trong môi trường thông thoáng, rộng rãi sẽ có lợi cho quá trình sinh trưởng của cá cũng như dễ hơn cho quá trình chuẩn bị thụ tinh nhân tạo.

nuôi cá hú
Cải tạo ao nuôi cá hú

Chất lượng nước trong một cái ao được thiết kế thông thoáng sẽ rất tốt vì lượng khí trao đổi được lưu thông đều, hơn nữa dễ dàng vệ sinh và quan sát tình trạng của cá hơn.

Trước khi cho nước vào ao thì nên phủ một lớp bùn để tăng thêm sự có mặt của các vi sinh vật tự nhiên có lợi cho sự phát triển của cá, và lớp bùn cũng chính là lớp lót nước.

Lời khuyên đó là không nên đắp đáy bằng cát vì dễ thất thoát nước.

Lớp bùn dày khoảng 20cm và hơi nghiêng về phía thoát nước, không nên đắp quá dày vì nước sẽ dễ bị ô nhiễm và thiếu oxi.

Bờ ao xây thông thoáng và đắp cao lên để không bị ngập, đắp ao phải chắc chắn để không bị lở bờ hay thất thoát nước. Rào thêm lưới xung quanh ao.

Nhiệt độ trung bình đảm bảo trong mức 26-30 độ C, và độ pH ổn định, cung cấp máy sục khí lắp đặt đàng hoàng.

Hoàn thiện ao nuôi cá hú

Bờ ao phải đảm bảo thông thoáng, không để lưu lại quá nhiều bụi có dại hay tán cây lấn sang bên ao vì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của bờ đắp.

Nếu có phần bờ không được chắc chắn thì đắp thêm đất thịt, hoặc đất sét vào.

nuôi cá hú
Ao với nước được xử lí tốt

Vét cạn ao trước khi bơm nước vào, dọn dẹp sạch các phần thừa cũng như bắt hết cá bệnh, cá dữ ra, bón vôi với liều lượng tầm 7kg/100 mét vuông và phơi ao vài ngày.

Bơm nước vào ao phải có hệ thống lọc và hệ thống sục khí chạy đều để đảm bảo chất lượng nước tốt nhất.

Chọn cá hú để vỗ đẻ

Cá hú được chọn làm những con nuôi để thụ tinh nhân tạo phải đạt kích thước trung bình, khỏe mạnh, không mang mầm bệnh hay thương tật.

nuôi cá hú
Cá hú nguyên con

Nên bắt đầu nuôi cá từ tháng mười đến tháng mười một để tránh mùa vụ thu hoạch của nông dân trồng lúa.

Mùa sinh sản sẽ bắt đầu tầm tháng ba năm sau và kéo dài lâu nhất khoảng 6 tháng.

Nhiệt độ trung bình thích hợp khi cá hú bước vào giai đoạn thành thục, chuẩn bị cho sinh sản là từ 28 độ C.

Còn thích hợp cho trứng là cỡ 26 độ C, không quá cao hoặc quá thấp kẻo trứng bị ung.

Một số công thức làm thức ăn nuôi cá hú

Tôi muốn chia sẻ riêng cho bà con một số công thức làm thức ăn tự chế biến để đảm bảo dinh dưỡng cho cá như sau, đây là bí kíp đấy nhé.

  • Công thức I: 60% cá tươi (tôm tươi) tạp, 40% bột cám (bột gạo), bổ sung thêm chất khoáng và vitamin C theo tỉ lệ 0,01g/100kg thức ăn.
  • Công thức II: bột cá 45%, bột cám (bột gạo) 35%, bột bắp 20%, bổ sung thêm chất khoáng và vitamin C.
  • Công thức III: bột cá nhạt 45%, bột đậu 15%, bột cám (bột gạo) 40%, bổ sung thêm khoáng chất và vitamin C.

Trộn đều các nguyên liệu cho thành hỗn hợp đồng nhất, rồi ủ khoảng mười lăm phút, sau đó vo viên hoặc cắt nhỏ ra và rải đều chầm chậm cho cá ăn.

Lưu ý về khẩu phần ăn của cá:

Cá nuôi trong giai đoạn đầu sẽ có khẩu phần ăn lớn hơn (khoảng 7% trọng lượng cơ thể với thức ăn chế biến, 2-2,5% với thức ăn công nghiệp) so với giai đoạn sau.

Những ngày nắng nóng và nhiệt độ vượt mức trung bình 30% cá sẽ ngán ăn.

Hãy cẩn thận điều chỉnh lượng thức ăn, nếu thừa mứa sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước về lâu về dài và thiếu oxi.

Thu hoạch cá hú giống

Cá giống sau khi ương lớn thì cần thu hoạch và vận chuyển qua bể lớn để nuôi.

Và quá trình vận chuyển cũng đòi hỏi cá phải có một sức khỏe ổn định để chống chọi và tránh thất thoát vì cá chết.

Rèn sức khỏe cho cá hú giống

Có rất nhiều hình thức rèn luyện cho cá, phổ biến nhất trong số đó là cách luyện sức dẻo dai cho cá.

Cách thực hiện rất đơn giản, dùng gậy khuấy động trên mặt nước theo các dao động có hình thù để cá di chuyển, chạy theo và luyện sức bền.

Bên cạnh đó, cũng phải để cá quen dần với môi trường giới hạn của bể vận chuyển so với bể ương rộng rãi, thông thoáng.

Mỗi sáng hoặc vào khoảng thời gian mát mẻ trong ngày, dùng lưới có nút gút mềm và mắt lưới vừa để cá không bị lọt hay bị thương.

Kéo gọn cá vào trong khoảng ao giới hạn trong khoảng một tiếng rưỡi rồi thả ra.

Khi cá đạt kích cỡ lòng bàn tay thì bắt đầu thực hiện mỗi tuần một lần, như vậy cá sẽ sớm làm quen với môi trường chật hẹp.

Ngừng cho ăn trước khi thu hoạch khoảng một đến hai ngày.

Thanh lọc cơ thể cá trước khi thu hoạch

Đem cá đặt vào chum lớn bằng nhựa hoặc giai rồi đem mắc ở khu vực có lưu vực nước chảy vừa phải, độ trong cao để cá thải bớt chất thải ra ngoài.

Thời gian nhốt cá là khoảng mười tiếng tùy điều kiện. Hoặc có thể nhốt cá trong các bể với kích cỡ như bể thủy sinh.

Vận chuyển cá sao cho đúng cách

  • Vận chuyển bằng túi kín: chặn đầu bên kia của túi nilon, cho nước vào trong túi (nếu vận chuyển trên 8 tiếng thì lượng nước sẽ ít hơn mức nước khi thời gian vận chuyển nằm trong khoảng 5 tiếng).

Cho cá vào với mật độ vừa phải, rút oxi thừa trong túi như hút chân không, bịt kín túi rồi dùng máy nối bơm oxi vào cho cá.

Vì nilon hấp thụ nhiệt mạnh nên không để túi tiếp xúc với thời tiết gay gắt vì cá sẽ bị chết.

Thả cá từ túi ra ao mới thì nên ngâm túi dưới nước khoảng mười lăm đến hai mươi phút để cân bằng nhiệt rồi mới mở túi cho cá bơi từ từ ra, không dốc ngược túi đổ cá xuống.

  • Vận chuyển bằng bể, thùng hở: dùng các thùng, bể với kích thước nhỏ có hệ thống sục khí, cho cá vào với mật độ mười lăm đến hơn bốn mươi con một lít.

Rồi sau đó đem cá đi, hãy định kỳ hai mươi phút lọc nước một lần.

Trước khi thả cá vào môi trường mới thì cho cá tắm nước muối.

Nuôi cá hú không khó đúng không cả nhà, tôi đã từng chia sẻ với bà con các kỹ thuật cơ bản để nuôi cá hú thịt, và bài viết vừa rồi là những mẹo tôi muốn chia sẻ thêm để tay nghề nuôi cá hú của bà con thêm mát đấy. Chúc công cuộc nuôi cá hú của cả nhà tốt đẹp.

Xem thêm: Kỹ thuật phân biệt cá hú biển có 102 chỉ có đúng không có sai

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây