Kỹ thuật sản xuất giống cá mú cho mùa cá thắng đậm

0
3511
Sản xuất cá giống như thế nào
Kỹ thuật sản xuất cá mú giống
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá mú đem lại giá trị kinh tế cao, có thể đem đi xuất khẩu. Hiện nay người ta thường nuôi cá mú dưới nhiều hình thức, và cá giống thì được khai thác trong tự nhiên. Để nuôi cá mú hiệu quả hơn và con giống đồng đều ít bệnh tật, hãy cùng tìm hiểu cách sản xuất giống cá mú.

Nội dung chính

Khuyết điểm của cá mú khai thác ngoài tự nhiên

Sản xuất giống cá mú
Cá mú giống có nhiều ưu điểm

Người ta tìm đến việc sản xuất giống cá mú vì nhận thấy việc phụ thuộc nhiều vào cá khai thác từ thiên nhiên có nhiều bất lợi.

Đầu tiên cá giống sẽ không được đồng đều về kích cỡ, không gom được số lượng lớn, thời vụ thả giống kéo dài, cá dễ bị xây xát do quá trình đánh bắt cá và vận chuyển.

Chính vì vậy sản xuất giống cá mú có nhiều ưu điểm vượt trội, cho ra đàn giống chất lượng đồng đều, có những đặc tính tốt được chọn lọc kĩ từ con bố mẹ, năng suất từ đó tăng cao.

Chọn cá giống bố mẹ

Cá mú giống
Cá giống

Đây là khâu quan trọng quyết định thành bại của quy trình sản xuất giống cá mú. Cá bố mẹ được khai thác ngoài tự nhiên, chọn những con có đặc tính tốt để cho ra đàn giống chất lượng.

Cách khai thác cá mú bố mẹ là đánh bắt ngoài tự nhiên hoặc gom từ ao, lồng nuôi. Nên chọn những con cá được bẫy bằng tre chứ không phải bằng các chất hóa học.

Vận chuyển cá giống bố mẹ

Khi chọn được cá mú bố mẹ nên vận chuyển ngay, nếu vận chuyển trong thùng chứa không nên gây mê cá. Khi vận chuyển đến trại cá nên vệ sinh cá để phòng nhiễm khuẩn bằng formol 25ppm hoặc oxytetracyclin 2 mg/L.

Nuôi vỗ cá mú bố mẹ

Điều kiện

  • Độ mặn: 30 – 33%
  • pH: 7,5 – 8,5
  • Nhiệt độ: 25 – 29 độ C
  • NH3: 0,1 – 0,4 mg/l
  • NO2: 0,01 – 0,03 mg/l

Mật độ nuôi vỗ

Nuôi cá mú bố mẹ 1kg/m3 là mật độ lý tưởng, nuôi riêng cá đực và cá cái.

Bể nuôi vỗ cá mú

Diện tích 100 – 150 m3, thường sử dụng bể hình tròn hoặc lồng với kích thước 3x3x3 m. Bể, lồng phải được xử lý sạch sẽ trước khi nuôi vỗ. Nguồn nước trong bể phải sạch, chủ động được nguồn nước, hằng ngày thay 50 – 80% nước.

Thức ăn cho cá mú bố mẹ

Chủ yếu là thức ăn: cá trích, cá nục, tôm… Đảm bảo thức ăn sạch, thức ăn phải đủ protein 40% và lipid 6 – 10% kết hợp bổ sung các loại vitamin để tăng sức đề kháng cho cá.

Bổ sung thêm chất béo không no tạo điều kiện cho sự thành thục của cá. Ngoài ra để kích thích sự phát dục tạo điều kiện cho sinh sản, bổ sung thêm các loại hóc-môn cho cá:

  • Cá đực: Dùng Testosterone hoặc Methyl Testosterone trộn vào thức ăn, cho ăn 2 lần/ngày
  • Cá cái: Trộn Progesterone vào thức ăn và cho ăn 7 ngày 1 lần

Cách cho ăn: Giai đoạn đầu ăn 5% trọng lượng thân cá, càng về sau giảm 1 – 2%.

Cách kiểm tra độ thành thục

Với cá cái: Dùng ống nhựa PE dài 20 – 30 cm chọc sâu 6 – 7cm vào lỗ huyệt để hút lấy trứng ra ngoài, nếu trứng màu vàng và đường kính lớn hơn 0,5mm là sắp đẻ.

Với cá đực: Vuốt nhẹ lỗ sinh dục xuất hiện tinh dịch chứng tỏ sẵn sàng tham gia sinh sản.

Nên kiểm tra độ thành thục định kỳ 1 tháng/lần để có kế hoạch sinh sản phù hợp. Nếu độ thành thục của cá có vấn đề tiến hành kích thích thành thục cho cá mú ngay.

Hướng dẫn kích thích sự thành thục của cá mú

Thay đổi môi trường nước

Cá mú có thể dựa vào chu kỳ trăng để kích thích sinh sản. Các ngày đầu hoặc giữa tháng (âm lịch) thay 50% nước, cho nước liên tục 17 giờ rồi ngưng, tiến hành cho nước mới, tạo dòng chảy liên tục để kích thích trứng.

Kích dục tô

Tiêm kích dục tô để thúc đẩy sự rụng trứng đối với cá cái và sản sinh nhiều tinh dịch đối với cá đực.

Tiêm các loại kích dục tô: HCG (Human Chorionic Gonadotropin), Progesterone, não thùy cá… Tiêm trước kì trăng non và trăng muộn 4 – 5 ngày. Tiêm vào gốc vây lưng của cá hoặc gốc vây ngực.

Tiến hành ấp trứng

Trứng thụ tinh nổi lơ lửng trên mặt nước, kích thước 0,8 – 0,9 mm, chuyển trứng vào ngay bể ấp trong bể ương. Bể làm bằng xi măng, bể vòng…hoặc lồng lưới phiêu sinh. Trước khi ấp cần khử trùng dụng cụ và vệ sinh nguồn nước hợp lí. Có thể ấp bằng nhiều phương pháp:

  • Ấp bằng bình weis: mật độ trên 1000 trứng/l, ấp khoảng 17 – 19 giờ trứng sẽ nở
  • Ấp bằng lưới phiêu sinh: mật độ 200 – 300 trứng/l, thời gian ấp 27 hoặc 28 giờ
  • Ấp bằng bể: trước khi ấp cần lọc chất bẩn, mật độ 4000 – 5000 trứng/l, sục khí vừa đủ

Kỹ thuật ương cá mú bột

Bể ương cá mú bột

Bể làm bằng nhiều vật liệu như xi măng,…và có hình tròn. Thể tích bể ương 4 – 10 m3, sâu 1 – 1 mét rưỡi. Độ mặn 30 – 34%, nhiệt độ 28 – 30 độ C. Ương cá mú bột với mật độ 50 – 100 con/l.

Ương cá bột

Ương cá mú
Ương cá mú

Cá bột chuyển vào bể ương sau khi đã nở. Thức ăn cho cá mú bột là axit béo không no hoặc các loại tảo. Sau khi tiêu hết noãn hoàng thì cho cá bột ăn tảo đơn bào và luân trùng. Thức ăn của cá mú bột có thể tự sản xuất là các tảo, luân trùng, artemia…

Tảo Platymonas được đưa vào bể ương từ ngày thứ 2 đến thứ 30 (mật độ 30.000 – 100.000 tb/ml). Luân trùng SS được đưa vào bể ương từ ngày 2 đến ngày 5. Ngày thứ 18 đến ngày thứ 27 thức ăn là Artemia mới nở và luân trùng L. Ngày 25 đến ngày 40 cho ăn ngoài Artemia và bổ sung thêm Monia. Từ ngày 50 trở đi cho cá mú bột ăn thức ăn tươi sống.

Chăm sóc quản lý

Thường xuyên thay nước trong bể ương:

  • Ngày 5 – ngày 20: thay 10 – 10% nước
  • Ngày 20 – ngày 40: thay 30% nước
  • Ngày 40 – ngày 45: thay 40% nước
  • Ngày 45 trở đi: thay 50% nước

Khi cá phát triển gần giống cá con, lúc này cá bắt đầu hoạt động bắt mồi nên dễ xảy ra hiện tượng ăn thịt lẫn nhau. Vì vậy nên phân cỡ cá và nuôi riêng.

Trong quá trình phát triển từ cá bột lên cá giống, cá mú rất dễ chết vì vậy cần chăm sóc quản lý tốt nguồn nước và môi trường cá ở.

Vận chuyển cá mú giống

Sau khi sản xuất được cá mú giống thì cần vận chuyển đến nơi thu mua, vận chuyển bằng nhiều hình thức như xe hơi, tàu…. Trước khi vận chuyển không cho cá ăn, gây mê và làm giảm nhiệt độ, tuyển chọn những con cá khỏe để vận chuyển.

Mật độ vận chuyển phù thuộc vào thời gian và kích cỡ cá.

Để vận chuyển, bọc cá trong túi nilon có chứa 4 – 5l nước, nén cho không khí đi ra rồi bơm oxy vào, buộc chặt đầu túi. Trên đường vận chuyển cần hạ nhiệt độ xuống 20 – 22 độ C, sau 10 giờ vận chuyển phải nén oxy hoặc thay nước.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá mú trong lồng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây