Nuôi cá mú trong lồng cho năng suất cao

0
2038
Chăm sóc cá mú
Hãy luôn chăm sóc để cá mú luôn khỏe mạnh
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá mú là loài đem lại kinh tế cao, được nhiều người ưa chuộng, có thể xuất khẩu sang các nước khác. Chính vì vậy mô hình nuôi cá mú rất phát triển, ngoài phương pháp nuôi cá mú trong ao đất thì hôm nay ta sẽ tìm hiểu phương pháp nuôi cá mú trong lồng lưới. Cách nuôi này tuy hiệu quả nhưng chi phí đầu tư cao.

Nội dung chính

Chọn giống

Cá mú
Cá mú tươi sống

Bao giờ cũng là khâu quan trọng và quyết định, cá mú phải chọn những con khỏe mạnh, bơi giỏi, không dị tật, không có dấu hiệu lạ. Kích cỡ từ 8 – 12cm là đạt chuẩn.

Mật độ nuôi khoảng 25 – 35 con/m2 là lý tưởng.

Vị trí nuôi

Lồng nuôi cá có thể đặt trên các sông, ao, hồ… Tùy điều kiện cũng như hệ thống sông hồ từng nơi. Lồng nuôi cá đặt ở những nơi có biên độ thủy triều 3m, không nên đặt lồng ở những nơi có lượng oxy hòa tan thấp như eo ngách, nơi có nước đứng, tránh nơi sóng to.

Khu vực nuôi cá phải có nguồn nước sạch, chủ động được nguồn nước, nước không nhiễm phèn, nhiệt độ từ 27 – 32 độ C, độ mặn khoảng 25 – 34%. Bà con chọn vị trí nuôi sao cho dễ đi lại, tiện quản lý và chăm sóc.

Thiết kế lồng

Lồng nuôi cá mú hiệu quả
Lồng nuôi cá mú

Có nhiều loại lồng nuôi cá như: lồng nổi, lồng cố định… Tùy điều kiện mà bà con chọn lồng nuôi thích hợp nhất để đạt hiệu quả cao.

Lồng nổi

Kích thước lồng được thiết kế tùy theo quy mô sản xuất, lồng phải đảm bảo được các bộ phận sau:

  • Khung lồng: Có thể làm bằng tre, gỗ, nhựa PVC
  • Lồng cá: Làm bằng lưới chắc chắn, dùng loại lưới polyethylen là đảm bảo nhất. Kích cỡ mắt lưới thì tùy vào cỡ cá, ví dụ cá 16 – 30cm thì mắt dưới 2a= 2cm.
  • Phao: Thùng xốp, thùng phuy hoặc khay nhựa
  • Thiết bị neo lồng: Làm bằng mỏ sắt, đá, bê tông, cọc…
  • Nắp lồng, đáy lồng: Làm bằng lưới
  • Chì: Để giữ thằng bằng cho lồng
  • Dàn ăn: Có thể làm bằng gỗ hoặc kim loại

Lồng cố định

Lồng cố định thì có phần dễ hơn, chỉ cần các vật liệu đơn giản như: cây cọc, lưới đánh cá, dây thừng, dây kẽm để buộc lại là ra cái lồng.

Chọn 4 cât cọc dài 4 – 5m, đường kính 10 – 15cm và chọn những nơi có mực nước sâu 2m rồi cắm cọc xuống thành hình vuông có kích thước tùy mật độ và cỡ cá, cố định cọc bằng các gỗ ngang chắc chắn.

Buộc dây thừng quanh 4 đỉnh cọc để đặt lưới cá, sử dụng lưới nilon sợi thô, mắt lưới cỡ 2a= 2 – 8 cm và may thành giai. Đáy giai có 2 lớp, nắp giai làm bằng lưới thưa, thiết kế sao cho dễ quản lý cá. Đặt giai trong các cọc và dùng dây thừng cố định lại. Giai phải cách nền đáy tầm 40 – 60cm, phần ngập trong hồ nước tối thiểu 1,5m và trên nước 0,5m.

Ngoài ra còn có thể nuôi cá mú bằng lồng tre, lồng trên bè…tùy điều kiện và khả năng mà bà con chọn lồng nuôi phù hợp nhất. Trước khi hạ thủy phải xử lý lồng, vệ sinh bằng vôi hoặc formalin 30ppm.

Thả cá 

Thả vào lúc trời mát: sáng sớm hoặc chiều. Trước khi thả phải kiểm tra và tuyển chọn kỹ lưỡng, chọn con khỏe và bỏ con yếu. Trước khi vận chuyển cá không nên cho cá ăn trong 24 giờ, có 2 phương pháp vận chuyển là vận chuyển kín và vận chuyển hở.

Trước khi thả cá cần thuần dưỡng cá, cho cá mú làm quen với độ pH trong nước.

Thức ăn nuôi cá mú

Thức ăn của cá  mú không khác gì nuôi trong ao đất, là các loại cá tạp, cua, ghẹ…kết hợp vitamin tăng sức khỏe cho cá. Thức ăn phải sạch, không ôi thiu, cắt vừa miệng cá, cho ăn 2 lần sáng và chiều. Khẩu phần ăn sẽ là 10 – 15% trọng lượng thân cá bống mú.

Cách cho cá mú ăn: Rải thức ăn từ từ, rải ở nhiều nơi chứ không tập trung một chỗ. Theo dõi quá trình ăn, khi cá không ngoi lên đớp mỗi nữa thì tức là đã no, không cho ăn nữa.

Sau khi cho ăn hãy kiểm tra lồng xem có còn thức ăn thừa không, nếu có hãy vệ sinh sạch sẽ để tránh làm bẩn nước, ô nhiễm nước, cá sẽ mắc bệnh. Vào những ngày thời tiết thay đổi cá bống mú ăn ít, chỉ ăn 1 lần/ngày và giảm lượng ăn lại.

Chăm sóc, quản lý cá mú

Định kỳ kiểm tra và vệ sinh lồng 3 – 5 ngày/lần. Kiểm tra các bộ phận của lồng như khung lồng, phao, neo…để xem có hư hỏng gì không để kịp sữa chữa. Khi có gió bão phải chuyển lồng đến nơi an toàn, che mưa chắn gió để bảo vệ lồng cũng như cá. Khi nước bị ô nhiễm thì phải di chuyển lồng đi nơi khác.

Định kỳ phân loại cá theo kích thước và sức khỏe, tránh để cá mú lớn ăn cá nhỏ.

Thu hoạch

cá mú làm món gì ngon
Cá mú làm ra nhiều món ngon

Nuôi 6 – 8 tháng là có thể đạt trọng lượng 0,5 – 1kg có thể thu hoạch. Thu hoạch trước khi mùa lạnh đến để đạt năng suất cao hơn. Cách thu hoạch rất đơn giản, ta kéo lưới lên rồi dùng vợt bắt là được. Thu hoạch xong cho vào nước sạch, cho vào bể sục khí, vận chuyển cá.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá bống mú trong ao đất hiệu quả số 1

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây