Kỹ thuật nuôi cá vược – chinh phục loài cá mệnh danh bá chủ sông nước

0
2629
Nuôi cá vược
Cá vược
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá vược hay còn gọi là cá chẽm, là loại cá được các ngư dân gọi là cọp nước vì tính cách hung hãn và mạnh mẽ. Không những vậy, cá vược còn đóng góp nhiều trong ngành thủy sản Việt Nam nhờ giá trị kinh tế mà nó mang lại. Chế biến được nhiều món ngon, trên thị trường được nhiều người ưa chuộng là những lí do làm cho cá vược được nuôi nhiều hiện nay. Loài cá này nuôi bằng nhiều hình thức, sau đây Agri xin giới thiệu cách nuôi cá chẽm, cá vược phổ biến – nuôi trong ao đất đem lại hiệu quả cao.

Nội dung chính

Cá vược và những đặc điểm nhận dạng

Nuôi cá vược
Cá vược

Về đặc điểm hình thái, cá vược có thân hình thon dẹp, cơ thể dài, đầu lõm, miệng rộng hơi so le, hàm trên kéo dài về phía sau hốc mắt. Vẩy cá dạng lược rộng.

Cá chẽm không có răng nanh, răng dạng nhung. Về phần lưng, cá chẽm có 2 vi trên vây lưng: vi trước có 7 – 9 gai cứng, vi sau có 10 – 11 tia mềm. Đuôi tròn, hình quạt, có 61 vây đường biên. Cá vược ở giai đoạn trưởng thành có màu xanh lục hoặc vàng nhạt trên lưng, màu vàng bạc ở bụng.

Cá vược là loài cá lớn, kích thước tối đá lên tới 200 cm và nặng 80kg. Ngoài ra loài cá này còn rất hung dữ chỉ ăn thức ăn động vật.

Nuôi cá vược, cá chẽm ở Việt Nam có nhiều tiềm năng vì cá thích nghi với môi trường tốt, ít bệnh, đem lại năng suất cao, có thể bảo vệ môi trường nhờ tận dụng được ao nuôi tôm, ao nuôi cá tra đã cũ.

Kỹ thuật nuôi cá vược trong ao

Điều kiện môi trường

Cá chẽm không yêu cầu khắt khe đối với môi trường sống, chúng có thể sống ở vùng nước ngọt lẫn nước mặn. Cá chịu nóng tốt nhưng chịu lạnh kém. Ngoài ra còn phải đáp ứng được các yếu tố:

  • Nguồn nước: sạch và có thể chủ động được nguồn nước quanh năm
  • Độ pH: 7,5 – 8,5
  • Nồng độ muối: 10 – 30%
  • Nhiệt độ: 26 – 32%
  • Oxy hòa tan: 4 – 9mg/l
  • NH3 < 1mg/l
  • Độ đục < 10mg/l

Chọn địa điểm nuôi

Địa điểm nuôi cá phải gần nguồn nước sạch, đất sạch, không nhiễm chất thải từ các nhà máy công nghiệp hoặc hóa chất nông nghiệp.

Ao nuôi phải xa khu dân cư nhưng phải tiện đi lại, quản lý.

Các phương pháp nuôi thường thấy

  • Nuôi đơn: Chỉ nuôi cá chép, cho ăn nhiều thức ăn bổ sung
  • Nuôi ghép: Nuôi cá chẽm là cá chính với một loài khác để làm thức ăn bổ sung, phương pháp này đầy hứa hẹn và tiết kiệm chi phí thức ăn

Xây dựng ao nuôi

Ao trong nhà

Ao nuôi cá được xây như thế nào
Ao nuôi cá vược

Sử dụng ao trong nhà cho cá sinh sản nếu có điều kiện. Ao hình chữ nhật có diện tích 200 – 500 m2, sâu 2 – 3m và có ống dẫn thoát nước, bố trí thêm bể thu trứng.

Ao ngoài trời

Dùng để nuôi cá vược trưởng thành, ao hình chữ nhật có diện tích 2000 m2 trở lên, sâu 2 – 3m.

Xử lý ao nuôi

Đây là bước vô cùng quan trọng, trước khi nuôi phải tát cạn ao, dọn sạch rác xung quanh, tiêu diệt cá tạp trong ao, vét bùn dưới đấy nhưng chừa lại 20cm cho cá trú ngụ. Ổn định độ bằng cách sử dụng 500kg vôi bột rải khắp ao. Phơi ao 3 – 5 ngày.

Nếu sử dụng ao nuôi cá tra hay ao nuôi tôm cũ thì phải tăng hàm lượng oxi lên cao hơn, lắp đặt hệ thống sục khí và quạt gió cho cá vược, vệ sinh ao sạch sẽ. Trong quá trình nuôi cần định kỳ thay nước.

Hãy làm mái che cho cá trú ẩn tránh những ngày nắng nóng hay mưa to nữa bà con nhé!

Chọn giống và thả giống

Chọn những con giống khỏe mạnh, bơi giỏi, không mang mầm bệnh, kích thước 8 – 10cm để nuôi. Trước khi thả cá nên thuần dưỡng cá để chúng thích nghi với độ mặn, độ pH, nhiệt độ…ở ao nuôi. Để nuôi cá hiệu quả người ta thường lừa chọn giống cá được sản sinh nhân tạo để bảo đảm con giống chất lượng, đặc tính tốt, khỏe đồng đều.

Anh Xuân đã chia sẻ bí kíp thả nuôi con giống là: trước tiên mua có con nhỏ rồi về ương lớn tầm 10cm thì thả vào ao nuôi.

Thả cá vược nên thực hiện lúc 6 – 8 giờ sáng hoặc 8 – 10 giờ tối. Trước khi thả cho cá làm quen với môi trường trong ao bằng cách ngâm túi nilon chứa cá xuống ao 10 – 15 phút.

Tùy điều kiện ao nuôi mà có mật độ thả nuôi phù hợp.

Thức ăn cho cá

Lúc nhỏ cá chẽm ăn phiêu sinh động thực vật, vi tảo, luân trùng… Lớn lên thức ăn chủ yếu là cá tạp, vì là loài cá dữ nên chỉ ăn động vật và có hiện tượng ăn thịt lẫn nhau, chính vì vậy nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cá.

Trước khi thả giống cá vược nên thả nuôi 100 con cá rô phi trước, sau 1 tháng cá rô phi bắt đầu đẻ, từ đó sẵn có thức ăn tự nhiên có cá vược luôn.

Thức ăn tươi phải sạch và xay nhuyễn vừa miệng cá. Cho ăn vào khoảng thời gian cố định 1 lần/ngày vào lúc 8 giờ hoặc 16 giờ. Cho cá ăn theo từng giai đoạn:

  • Tuần 1: Cho ăn với tỷ lệ 100% trọng lượng thân cá
  • Tuần 2: Cho ăn với tỷ lệ 60% trọng lượng thân cá
  • Tuần 3: Cho ăn với tỷ lệ 40% trọng lượng thân cá

Cá chẽm không ăn thức ăn chìm, chỉ thích bắt mồi nên hãy cho ăn từ từ. Không để cặn thức ăn thừa trong ao mà phải dọn ngay.

Chăm sóc, quản lý

Phải thường xuyên thay nước trong ao nuôi, mực nước ao luôn duy trì trên 1,2m, định kì thay nước thường xuyên. Định kì khử trùng ao cách 15 ngày/lần bằng vôi bột.

Theo dõi sức khỏe của cá, tuy loài cá này ít bệnh và thích nghi với môi trường tốt nhưng nếu không chăm nom kĩ vẫn sẽ mắc bệnh. Đặc biệt cá vược dễ mắc các bệnh về da và đường ruột.

Nuôi cá vược hiệu quả
Thu hoạch cá vược

Nuôi tốt thì 7 – 8 tháng có thể xuất bán được. Nuôi cá vược không chỉ có tiềm năng ở Việt Nam mà còn rất phát triển ở nước khác như Thái Lan. Chính vì vậy mô hình nuôi cá chẽm, cá vược cần được nhân rộng và củng cố kỹ thuật đúng đắn, ổn định đầu ra để dần dần chiếm lĩnh thị trường nuôi loại cá đầy triển vọng, ổn định kinh tế, tăng thêm thu nhập này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây