Các Loại Cây Sống Làm Trụ Tiêu Và Ưu Nhược Điểm Của Từng Loại

0
3028
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Các loại cây sống làm trụ tiêu luôn tồn tại những ưu – nhược điểm nhất định của nó. Xác định đúng loại trụ tiêu sống phù hợp giúp bạn trồng tiêu mang đến năng suất cao hơn, cây sinh trưởng khỏe mạnh. Để bạn nắm rõ hơn đặc điểm của từng loại, Agri.vn mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

  1. Nội dung chính

    Cây muồng đen làm trụ tiêu

Ưu điểm

 Là loại cây họ đậu nên có khả năng bổ sung mùn hữu cơ cho đất

Cây thân gỗ thuộc nhóm I, có giá trị cao, sau một vòng đời của tiêu có thể tận dụng được gỗ khai thác từ thân

Rễ cọc ăn sâu nên ít cạnh tranh dinh dưỡng với tiêu, đồng thời giúp trụ vững chắc, hạn chế gãy đổ khi có gió bão

Có thể trồng thực sinh hoặc trồng bằng phương pháp chiết cành đều được

Vỏ nhám tiêu đeo bám dễ

Tán vừa phải, có tác dụng che mát rất phù hợp với tiêu

Cây muồng đen có thể bổ sung nguồn đạm hữu cơ cho đất trồng tiêu
Cây muồng đen có thể bổ sung nguồn đạm hữu cơ cho đất trồng tiêu    

Nhược điểm

 Chậm lớn, phải trồng trước 1-2 năm mới thả tiêu được (nếu muốn trồng ngay có thể sử dụng phương pháp chiết cành, nhưng bù lại bộ rễ sẽ ăn ngang và yếu, dễ đổ khi có gió mạnh)

Thường mắc bệnh xì mủ (có thể xử lý bằng thuốc hóa học và sẽ giảm dần khi tiêu phủ trụ), bệnh chết đứng (chưa rõ nguyên nhân)

Cành phát triển mạnh, mỗi năm phải rong tỉa ít nhất 2 lần

Trụ không được thẳng, nếu muốn thẳng phải tiến hành rong tỉa cành tạo tán ngay trong những năm đầu mới trồng.

  1. Cây gòn làm trụ tiêu

Ưu điểm

Cây lớn nhanh, nếu trồng bằng cây thực sinh sau 1 năm có thể thả tiêu, hoặc trồng bằng  thân giòn có thể thả tiêu đồng thời

Thân thẳng, ít cành ngang, độ phủ tán vừa phải

Gỗ mềm nên rong tỉa cành cũng thuận tiện hơn các loại cây khác

Nhược điểm

Rễ ngang nhiều, cạnh tranh dinh dưỡng với tiêu

Vỏ trơn bóng nên tiêu khó đeo bám, phải tiến hành cào vỏ và thường xuyên buộc dây cho tiêu đeo bám

Hay bị bệnh và sâu đục thân làm hỏng trụ

Gỗ mềm, rễ bám vào đất kém, nên cây dễ gãy đổ khi có gió bão

Cây gòn dễ bị kéo đổ khi gió bão lớn
Cây gòn dễ bị kéo đổ khi gió bão lớn
  1. Cây keo dậu làm trụ tiêu

Ưu điểm

 Lớn nhanh, có thể thả tiêu sau 1 năm trồng

Thân gỗ dẻo dai ít gãy đổ, rễ ăn sâu ít cạnh tranh dinh dưỡng với tiêu

Cành ngang ít, rong tỉa cành dễ dàng

Ít sâu bệnh

Có thể tận dụng lá để chăn nuôi gia súc, gia cầm

Cây keo dậu ít bị sâu bệnh tấn công gây ảnh hưởng đến cây tiêu
Cây keo dậu ít bị sâu bệnh tấn công gây ảnh hưởng đến cây tiêu

Nhược điểm

Thân không thẳng, hay đẻ nhánh

Hạt keo rớt xuống dễ mọc và khó chết khi làm cỏ

  1. Cây lồng mức làm trụ tiêu

 Ưu điểm

 Rễ ăn sâu ít cạnh tranh với tiêu, rễ ngang mềm dễ xử lý

Gỗ mềm, dễ rong tỉa cành

Tán vừa phải, tạo điều kiện tốt cho tiêu quang hợp

Lá rụng xuống dễ phân hủy, tạo thêm mùn cho đất

Nhược điểm

Chậm lớn phải trồng trước ít nhất 2 năm mới thả tiêu được

Thân không thẳng, cành ngang nhiều, nên bất tiện khi làm chồi

Khi trồng cây con phải siêng xịt thuốc sâu, bón phân và buộc ngọn cho cây lên thẳng

Cây chậm lớn nên cần trồng 2 năm trước khi tiến hành trồng cây tiêu
Cây chậm lớn nên cần trồng 2 năm trước khi tiến hành trồng cây tiêu
  1. Cây núc nác rừng làm trụ tiêu

Ưu điểm

Thân rất thẳng. Lớn nhan

Ít phân cành.

Lá vừa (cỡ bằng lá lồng mức). Dễ phân hủy

Vỏ nhám xù xì, tiêu dễ đeo bám

Ít thấy xuất hiện sâu bệnh

Nhược điểm

Rễ ngang nhiều, cạnh tranh dinh dưỡng với tiêu

Thân gỗ mềm dễ gẫy đổ trong những năm đầu

Rất dễ nhầm với loại núc nắc nhà (cây lọc nước), lá to, dễ chết, nhiều sâu bệnh, cần cẩn thận khi  mua cây giống

Cây có nhiều rễ ngang nên sẽ phân chia nguồn dinh dưỡng trong đất với cây tiêu
Cây có nhiều rễ ngang nên sẽ phân chia nguồn dinh dưỡng trong đất với cây tiêu
  1. Cây trôm làm trụ tiêu

Ưu điểm

 Thân thẳng và xù xì, tiêu đeo bám rất đẹp

Ít cành ngang, thuận tiện cho viêc rong tỉa

Có thể tận dụng thu hoạch thêm mủ trôm, bán rất có giá

Nhược điểm

Hay bị sâu đục thân và các loại côn trùng hút nhựa cây tấn công, phải thường xuyên xịt thuốc rất tốn công

Rễ ngang nhiều và khá lớn, cạnh tranh dinh dưỡng với tiêu và khó xử lý

Cây chậm lớn, phát triển chiều cao khá chậm

Cây có thời gian phát triển chiều cao khá chậm
Cây có thời gian phát triển chiều cao khá chậm

Trên đây là một số loại cây thường dùng làm trụ sống cho tiêu, bên cạnh đó một số bà con còn dùng cây sưa đỏ (huỳnh đàn), cây tếch, cây sầu đâu, cây bình linh, cây chùm ngây… và nhiều loại cây khác làm trụ tiêu, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng, chúng tôi sẽ tiến hành tham quan, lấy ý kiến của người trồng và bổ sung thêm thông tin trong thời gian tới. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây