Các loại rượu truyền thống Tây Bắc

0
2916
Các loại rượu truyền thống tây bắc 1
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Chén rượu là thứ đồ uống gắn liền chặt chẽ với đời sống của người Việt Nam. Người ta uống rượu để chúc mừng, để bộc lộ cảm xúc hay đơn giản chỉ để giải sầu. Và mỗi vùng lại có cách nấu rượu, cách uống rượu khác nhau. Đặc biệt là bà con vùng Tây Bắc có rất nhiều rượu ngon và quý mà một khi đã thưởng thức là đắm say khó quên. Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê các loại rượu truyền thống Tây Bắc đậm đà bản sắc dân tộc để nếu có cơ hội thì mọi người hãy thưởng thức ngay nhé!

Nội dung chính

Các loại rượu truyền thống Tây Bắc

Rượu ngô Bắc Hà

Các loại rượu truyền thống Tây Bắc 1

Rượu ngô Bắc Hà hay còn được gọi là rượu Bản Phố, đây là một trong những loại rượu dân tộc nổi tiếng và mang đậm bản sắc Việt Nam. Một chén rượu Bản Phố cũng chính là chén tinh hoa của ẩm thực nước ta. Loại rượu này đã gắn liền với cư dân người Bản Phố từ hằng trăm năm qua và ngày càng được nhiều người biết tới. Đặc biệt khi đi du lịch vùng cai Tây Bắc như Sapa, Lào Cai nhiều người sẽ chọn loại rượu này để nhâm nhi cùng các món đặc sản.

Ai đã từng nếm thử rượu ngô Bắc Hà thì chắc chắn không thể quên hương vị này. Rượu có hương thơm ngọt, lúc đầu uống có vị đắng, hậu ngọt. Sự biến đổi tinh tế của hương vị từ đắng đến ngọt sẽ khiến người uống say mê quên lối về. Chẳng trách rượu ngô Bắc Hà được xếp vào một trong các loại mỹ tửu đất Tây Bắc. Rượu được làm từ 2 nguyên liệu chính đó là ngô và men. Nghe qua có vẻ tầm thường nhưng không phải vậy. Để làm được loại rượu này phải chọn ngô vàng Bắc Hà, còn men phải là men từ hạt cây Hồng Mi. Do đó nếu uống rượu Bản Phô đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Rượu táo mèo

Các loại rượu truyền thống Tây Bắc 2

Cùng với rượu ngô Bắc Hà, rượu táo mèo cũng là một trong những danh tửu nổi tiếng Tây Bắc. Người dân vùng cao có nhiều cách sáng tạo ra các loại rượu mới rất tuyệt vời. Đối với loại rượu này sẽ được làm từ rượu ngâm với táo mèo. Táo mèo thường mọc chủ yếu ở trên dãy Hoàng Liên Sơn nên hấp thụ tinh hoa tinh tuý của đất trời. Loại quả này có vị chua, hơi chát, ăn không quá ngọt, kể cả khi chín. Đem ngâm với rượu sẽ cho ra hương vị đặc trưng không lẫn với loại rượu nào khác.

Rượu táo mèo có màu hơi nâu, có hương thơm, khi uống thì sẽ có đủ vị chua, ngọt và cả vị chát. Do đó hương vị của rượu táo mèo rất đặc trưng. Trong Đông Y táo mèo là một loại thuốc quý có tác dụng hạ huyết áp, làm giảm mỡ máu, bồi bổ sức khoẻ. Chính vì vậy khi có cơ hội ghé thăm vùng cao Tây Bắc du khách hay thưởng thức một chút hương vị thơm nồng của loại rượu này.

Rượu San Lùng

Các loại rượu truyền thống Tây Bắc 3

Nhắc đến danh tửu Tây Bắc, người ta sẽ nghĩ ngay đến rượu San Lùng nổi tiếng khắp vùng. Rượu được bà con người Dao đỏ sản xuất tại Thôn San Lùng, xã Bản Xèo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. San Lùng có nghĩa là Tam Long trong tiếng Hán (三 龙 Shànlóng). Tương truyền rằng rượu San Lùng là rượu của các đấng thiên tinh, của trời. Khác với rượu ngô, rượu táo mèo, rượu San Lùng có quy trình ủ rất khác biệt để tạo nên hương vị đặc trưng.

Rượu San Lùng có màu trong vắt hơi xanh, hương vị tinh khiết, ngọt dịu và hơi ngậy. Nếu có cơ hội thưởng thức rượu San Lùng thì hãy nhâm nhi cùng với thịt trâu gác bếp – đặc sản Tây Bắc. Hai thứ ấy kết hợp với nhau chẳng khác nào mỹ vị nhân gian, dân dã nhưng hấp dẫn không kém gì các món ăn đắt tiền. Một trong những bí quyết làm nên thương hiệu cho rượu San Lùng chính là chất nước và men lá – loại men được tạo nên từ 15 loại lá cây rừng. Ngày nay truyền thống nấu rượu San Lùng luôn được người dân nơi đây giữ gìn và phát huy, trở thành nét đẹp của dân tộc.

Rượu mận Mộc Châu

Nếu đã quá quen với rượu được chế biến từ men, gạo thông thường thì có thể thử ngay dòng rượu hoa quả cũng ngon không kém. Trong đó rượu mận Mộc Châu được đánh giá là một loại rượu ngon, có hương vị đặc trưng, khác hẳn với rượu nho hay các loại rượu hoa quả khác. Mộc Châu từ lâu đã nổi tiếng là vùng trồng mận nhiều nhất vùng núi Tây Bắc. Mận ở đây ngon mọng nước, quả to khác hẳn với mận ở địa phương khác. Tận dụng nguyên liệu sẵn có, với sự sáng tạo của mình người dân Mộc Châu đã sáng tạo nên loại rượu mận vừa ngon vừa bổ dưỡng.

Rượu mận Mộc Châu từ lâu đã trở thành nét riêng vùng Tây Bắc và là nét văn hoá không thể thiếu. Một chén rượu nồng ấm có khả năng gắn kết cộng đồng, là tâm ý của chủ nhà khi thiết đãi du khách gần xa. Rượu mận có màu đặc trưng của quả mận, khi uống có vị cay nồng sau đó vị ngọt vấn vương nơi đầu lưỡi. Loại rượu này có hương thơm nồng, độ cay vừa phải và có độ ngọt nhẹ của mận. Loại rượu mận này cũng có thể làm tại nhà, vì vậy nếu không có cơ hội đến thăm Tây Bắc thì có thể trổ tài tự ủ rượu tại nhà, dù không ngon bằng rượu chính hiệu nhưng cũng đậm đà và bổ dưỡng.

Rượu sâu chít

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng nghe đến rượu ngâm rắn, rượu rết, nhưng có bao giờ bạn đã nghe hay nhìn thấy rượu sâu chít Tây Bắc chưa? Sâu chít là một loại côn trùng trong thân cây chít, mọc khắp nơi trên núi rừng Tây Bắc. Loại côn trùng này chứa nhiều chất đạm, có hàm lượng axit béo cao nên được đánh giá là rất tốt cho sức khoẻ. Do đó người Tây Bắc đã sáng tạo ra một loại rượu được làm từ sâu chít.

Nghe có vẻ rùng rợn nhưng loại rượu này rất tốt và sâu chít còn được ví như là đông trùng hạ thảo Việt Nam. Hương vị của rượu sâu chít không có vị tanh, rất đậm đà. Điểm đặc biệt của rượu sâu chít là ngâm với rượu San Lùng, hay các loại rượu khác như Mường Khương, Bắc Hà, Mai Hạ… uống nhiều hay ít đều không nhức đầu.

Lời kết

Tây Bắc có vô số đặc sản ngon và độc lạ, trong đó không thể không nhắc đến các loại rượu truyền thống. Rượu ở đây đậm đà hương vị vùng núi, cất chứa nhiều tinh hoa của đất trời, là truyền thống cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc ta. Tuy nhiên cần phải biết được cách làm thế nào để uống rượu đúng, uống rượu sao cho tốt cho sức khoẻ chứ không say xỉn tệ nạn.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây