Bật mí bí quyết nấu rượu gạo truyền thống ngon đúng chuẩn

0
1323
Bật mí bí quyết nấu rượu gạo truyền thống ngon đúng chuẩn 1
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Từ lâu, rượu gạo truyền thống đã trở thành thức uống mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực của phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, ở mỗi đất nước, người dân lại có một công thức, bí quyết độc đáo, đặc trưng để nấu rượu gạo. Nghề nấu rượu cũng trở thành một nghề truyền thống. Hôm nay, hãy cùng Agri khám phá cách nấu rượu gạo ngon đúng chuẩn, phổ biến nhất tại các làng nghề Việt Nam nhé!

Nội dung chính

Giới thiệu đôi nét về rượu gạo truyền thống

Bật mí bí quyết nấu rượu gạo truyền thống ngon đúng chuẩn 2

Rượu gạo truyền thống hay còn gọi là rượu trắng, rượu đế,… được xem như loại rượu “quốc dân” tại Việt Nam mà hầu hết ai cũng đã từng nếm thử qua một lần. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh chén rượu trong những dịp vui, ngày liên hoan, ăn mừng hay đơn giản là gia đình tụ họp, “chén chú chén anh”.

Tất cả các loại rượu gạo nói chung, dù được chế biến từ gạo nào cũng đều trải qua quá trình chưng cất, lên men một cách thủ công trong dân gian từ trước đây rất lâu. Sau đó, người ta sẽ lọc bỏ tạp chất để giữ cho rượu một màu trắng tinh khiết đặc trưng, mới nhìn qua, chúng ta sẽ rất khó phân biệt rượu gạo với nước khoáng.

Rượu gạo được nấu ở nhiều nơi trên khắp dải đất hình chữ S đã hàng nghìn năm nay, thậm chí có nhiều vùng trở thành làng nghề truyền thống. Người ta thường nấu rượu gạo từ nếp cái hoa vàng, gạo nếp, tẻ hay nếp cẩm,… Mỗi loại rượu chưng cất đều có một hương vị riêng, độc đáo, không thể trộn lẫn càng khó để so sánh. Ngon hay không còn tùy thuộc vào vị giác, sở thích của người thưởng thức rượu.

Bật mí bí quyết nấu rượu gạo truyền thống ngon đúng chuẩn

Mỗi người nấu rượu đều là một nghệ nhân sành nghề, điêu luyện, sở hữu cho mình những bí quyết riêng. Chính vì thế, hương vị rượu ở mỗi nơi lại khác nhau. Công thức nấu rượu không quá khó, phức tạp nhưng để chưng ra được một ly rượu ngon tuyệt hảo lại không phải điều dễ dàng. Nó đòi hỏi người nấu phải có sự kì công, tỉ mỉ, đặc biệt trong một vài công đoạn quan trọng.

Chọn nguyên liệu nấu rượu

Bật mí bí quyết nấu rượu gạo truyền thống ngon đúng chuẩn 3

Nguyên liệu chắc chắn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hương vị của rượu gạo, nếu ngay từ khâu đầu tiên đã chọn sai thì không thể cho ra thành phẩm như ý muốn. Khi chọn nguyên liệu, bạn cần chú ý nhất khi tìm gạo và men.

Theo kinh nghiệm của những người nấu rượu lâu năm, rượu gạo truyền thống thường được nấu từ hai loại gạo phổ biến: gạo nếp và gạo tẻ. Bạn cần chọn hạt gạo đã được loại bỏ vỏ trấu nhưng vẫn còn lại vỏ cám vì phần này chứa nhiều vitamin B1 rất tốt cho sức khỏe, đồng thời giúp rượu gạo có hương vị thơm ngon hơn.

Nếu được nấu từ gạo nếp, rượu thành phẩm cho ra sẽ có hương vị ngọt miệng, thơm, ngon, tạo cảm giác êm nồng cho người thưởng thức. Còn gạo tẻ sẽ khiến rượu bớt đi phần đậm đà nhưng bù lại giá thành rẻ hơn nhiều.

Về phần men rượu, bạn có thể lựa chọn theo nhu cầu, sở thích cá nhân, còn tùy thuộc vào loại rượu gạo mà bạn định nấu. Có rất nhiều loại men dùng để nấu rượu như men lá, men thuốc bắc, men vi sinh,… mỗi loại sẽ có một vị riêng không thể trộn lẫn. Tuy nhiên, trong quá trình chọn men cần lưu ý chất lượng của nó để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, không chọn men đã ẩm mốc, bẩn.

Nấu cơm rượu

Đầu tiên, bạn cầm ngâm gạo khoảng 6 – 7 tiếng rồi rửa đi hết phần cặn bẩn để giúp hạt gạo nở tơi xốp. Tiếp đó, bạn cho gạo vào nồi nấu, đổ nước theo tỉ lệ thông thường 1:1.

Trộn men

Men khi mua về thường được phủ một lớp trấu bên ngoài, bạn cần loại bỏ đi lớp trấu này rồi đem đi xay nhuyễn ra. Cơm khi được nấu chín rồi thì đem đổ ra mâm nhôm lớn, dàn đều cho nguội bớt. Sau đó bạn lấy men rắc lên cơm, trộn cho thật đều.

Ủ men

Ủ men sẽ bao gồm hai giai đoạn. Đầu tiên là ủ khô, cho hỗn hợp men và cơm đã trộn vào một nơi có thể đậy kín. Sau thời gian 4 -5 ngày, cơm rượu sẽ tự dậy nước, bắt đầu thơm mùi rượu. Giai đoạn này cần lưu ý nhiệt độ để men kích hoạt, nhiệt độ lý tưởng nhất là 20 – 25 độ C.

Sau đó, bạn tiến hành giai đoạn ủ ướt bằng cách thêm nước vào phần cơm rượu đã lên men theo tỷ lệ 10kg gạo – 15 lít nước. Bạn tiếp tục đậy kín khoảng 1 – 2 tuần để quá trình lên men hoàn toàn, rượu hóa hết tinh bột và đường.

Chưng cất rượu

Bật mí bí quyết nấu rượu gạo truyền thống ngon đúng chuẩn 4

Cuối cùng, bạn đổ hết nước và cơm rượu vào nồi chưng thủ công. Công đoạn này không có gì quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn. Bạn cần lưu ý nhiệt độ, không để lửa quá to hay quá nhỏ để tránh tình trạng rượu bị trào, bị cháy khê hay chưng cất lâu.

Xem thêm:

Điểm mặt những loại rượu truyền thống nổi tiếng nhất

Bật mí phương pháp ngâm rượu nếp cái hoa vàng truyền thống

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây