Nội dung chính
Phần 2: Chăm sóc cây sầu riêng thời kỳ thu hoạch
Chào các bạn ở bài trước, Phần 1: Chăm sóc Cây sầu riêng giai đoạn cây mới trồng đến năm thứ 4 (thời kỳ kiến thiết cơ bản) mình đã chia sẻ kinh nghiệm về chăm sóc cây sầu riêng khi còn nhỏ.
Nay mình tiếp tục chia sẻ Phần 2: “Chăm sóc cây sầu riêng Thời kỳ thu hoạch“.
Những bài viết của mình dựa trên kinh nghiệm và góc nhìn cá nhân, có thể không hoàn toàn đúng. Mọi người tham khảo ý nào đúng và hay thì áp dụng, ý nào chưa đúng rất mong các bạn để lại comment phía dưới giúp mình.
Xin cảm ơn.
1. Nước tưới
Trong giai đoạn này phải điều tiết nước hợp lý, tạo khô hạn khi làm bông cho cây, tưới vừa đủ khi đang ra hoa, khi cây bắt đầu nhú bông(mắt cua) thì tiến hành thúc ra đọt đồng thời với bông để cây không bị rụng mạnh do cạnh tranh dinh dưởng khi xổ nhụy. 2 tuần sau xổ nhụy là quan trọng nhất nên lượng nước nên vừa đủ ẩm (bạn tưới vào chiều hôm trước, đến 9 giờ sáng hôm sau là đất ráo) là vừa ẩm.
Không nên tưới quá ẩm vào giai đoạn này, cũng như không được để đất quá khô sẽ dẩn đến hình thành tầng rời giửa cuốn và trái non, lúc đó rụng ồ ạt là điều khó tránh khỏi dù có can thiệp cũng rất khó lấy lại cân bằng như ban đầu được. 1 điều lưu tâm nửa là số bông và trái non rụng nằm dưới gốc lúc xổ nhụy chính là nguồn xông khí etylen lên càng kích thích bông rụng nhiều hơn. Nếu được nên đem nó đi xa khỏi gốc 1 chút nếu thấy có tình trạng rụng sinh lý quá mức.
2. Phân bón
Mổi năm phải tăng cường thêm 50-60kg phân chuồng hoai mục, phân dạng bột hoặc hữu cơ vi sinh khô cho mổi gốc cây để làm giàu hữu cơ cho nền của cây. Khi cây đang chuẩn bị làm bông thì tăng cường các loại giàu lân và kali(phân hữu cơ làm từ bột xương và chuối) trước 2 tuần khi tiến hành xiết khô hạn. Khi lá chuyển lụa khi cơi đọt quyết định làm bông là lúc tiến hành tạo khô hạn để làm bông.
Giai đoạn này phải thật khớp với mùa vụ chính của địa phương, để cộng hưởng nhiều yếu tố cây sẽ ra hoa tự nhiên hơn nên ít bị các điều kiện bất lợi ảnh hưởng. Tuy vậy vẩn phải chuẩn bị các loại phân bón lỏng giàu đạm (dịch đậu nành hoặc đạm cá) để phun khi gặp các cơn mưa trái mùa. Cách này là để hạn chế thấp nhất các mắt cua bị thui đen khi gặp tình huống đó.
Khi cây ra hoa, mắt cua nhú đều thì tiến hành phun các loại giàu đạm lên lá và chùm hoa để mắt cua phát triển tốt và kích thích ra đọt non đồng thời với hoa. Khi hoa nở là lúc lá chuyển già trong giai đoạn này nên cung cấp dinh dưởng qua lá là hiệu quả nhất. Các loại dinh dưởng lỏng cân bằng được sử dụng trong thời điểm này (thông thường thì mình sử dụng hổn hợp phân bò hoặc phân dê dạng lỏng) cung cấp qua lá.
Để hổ trợ hoa đậu mạnh có thể phun thêm các loại chất kích thích nội sinh được làm từ nước ép thực vật lên men để bổ sung Auxin hay Gibbirellin giúp hoa đậu tốt hơn.
Khi trái bằng trứng gà lúc đó ta mới tăng cường cung cấp dinh dưởng qua hệ rễ. Nên bắt đầu với lượng ít và tăng dần để cây không bị sốc phân.
Các chế phẩm giúp ổn định môi trường cũng được sử dụng trong thời gian này để tạo sự ổn định pH cho đất, tránh tình trạng đất bị thay đổi pH liên tục do mưa.
Khi trái lớn bằng cái tô là bắt đầu giai đoạn làm cơm nên tăng cường các loại trung vi lượng từ dịch hữu cơ rau củ lên men, tro bếp, và muối biển (1-2kg/ha, pha loảng tưới đều vườn). Giai đoạn này quyết định đến chất lượng của cơm trái chỉ kéo dài trong 25-30 ngày. Nên sử dụng phân lỏng kết hợp các loại GE giàu enzyme (GE chuối, khóm, nha đam…) hổn hợp với đạm cá(hoặc đạm đậu) và dung dịch cân bằng tưới tiếp sức liên tục trong thời gian này.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để trái phát triển.
3. Sâu bệnh hại
1.Rầy xanh: khi cây nhú đọt lúc mắt cua vừa ra 5-7cm là lúc ta phải tích cực bảo vệ cơi đọt để lá phát triển tốt là tiền đề để nuôi trái. Rầy xanh là đối tượng hàng đầu gây hại cho đọt non nên ngoài các biện pháp giúp cây khỏe chúng ta cũng phải chuẩn bị sẳn nấm 3 màu và BT để phòng khi rầy phát triển quá mức là phải can thiệp bảo vệ.
Nếu áp lực cao ta tiến hành phun 2 lần liên tục cách nhau 1 tuần khi lá vừa nhú là bảo vệ tốt được. Ngoài ra có thể sử sụng dầu xoan Ấn Độ(neem), tinh dầu, giấm gổ kết hợp luân phiên để sử dụng sẽ tăng cường được hiệu quả như mong muốn.
2. Sâu đục bông, sâu đục trái: loại này phát triển khi các chùm hoa ra quá sai chèn ép với nhau, các trái sai chùm dày dính với nhau thành cụm là những nơi mà loại này ưa thích nhất. Có thể sử dụng 3 màu hổn hợp BT thì phòng trừ loại này khá hiệu quả. Giai đoạn loại này phát triển mạnh là bông bằng chiếc đủa, bông sắp già, trái cở trứng gà, trái bằng cái tô và khi trái bung hết size. Các bạn cứ canh các giai đoạn này là phòng trừ hiệu quả.
3. Bệnh do nấm, khuẩn: có nhiều loại bệnh tác động trong thời gian này nếu môi trường của chúng ta chưa ổn hoặc mất cân bằng. Nấm có Fusarium, Phytophtora… Vi khuẩn gây hại trên bông vừa nhú mắt cua hay giai đoạn gần nở, bệnh này chủ yếu gây hại làm cho hoa đực bị đen làm ảnh hưởng đến đậu quả.
Để phòng trừ tốt nhất là tạo 1 hệ nền cao ráo (đấp mô, cao thấp tùy địa hình) bổ sung hữu cơ để tạo độ thông thoáng cho phần đất bao quanh tàn cây để giúp bộ rễ cây hô hấp tốt nhất, nên để các loại cỏ thấp như sam, rau chai, cỏ bò lá nhỏ,…sẽ hổ trợ tốt hơn cho hệ thống.
Ngoài ra có thể sử dụng các loại GE thảo dược lên men phun phòng rất hiệu quả. Khi có bệnh có thể sử dụng các chế phẩm chứa Ketomium, Tricoderma, Penicilium, Streptomyces…để trừ bệnh khi chớm phát hiện.
Nên chú ý, các loại này phòng là hiệu quả, chứ trừ bệnh thì ngoài vi sinh còn phải áp dụng thêm nhiều kinh nghiệm khác để hổ trợ. Trong giai đoạn cây mang trái là giai đoạn khá mẩn cảm. Các bạn có thể dùng các loại men để ổn định nền hoặc sử dụng IMO bản địa bổ sung liên tục cũng làm giảm rất nhiều yếu tố bệnh hại.
4. Thu hoạch
Khi trái già có chớm rụng vài trái trên cây tức là trái của cây đó đã có già. Các bạn vườn có kinh nghiệm thì có thể cắt trái, nhớ dùng dao cán vàng gỏ vào trái, nghe âm thanh là có thể cắt được. Cắt xong cứ bỏ tự nhiên trong 3-5 ngày là trái tự động chín (chỉ hiệu quả với trái già thôi nhé, Trái non mà cắt sớm thì xác định là “bủm”).
Theo kinh nghiệm của mình, các giống bản địa cơm mỏng thì chín giao động từ 90-95 ngày sau khi thụ phấn. Còn Ri6 thì tầm 105-110 ngày. Monthong dài ngày nhất từ 120-135 ngày là cắt được.
Theo kinh nghiệm của mình, các giống bản địa cơm mỏng thì chín giao động từ 90-95 ngày sau khi thụ phấn. Còn Ri6 thì tầm 105-110 ngày. Monthong dài ngày nhất từ 120-135 ngày là cắt được.
5. Sau thu hoạch
Các bạn nên tiến hành tỉa tớm lại nhánh chết nhánh mọc lại trong thân và tiến hành cung các loại dinh dưởng và kích rễ cho cây nhanh hồi phục. Sau khi thu hoạch phải thúc cây ra được từ 2-3 cơi đọt mới. Có như thế mới giử được năng suất và chất lượng cho vụ sau.
Chúc các bạn thành công khi để trái cho cây nhé. Mọi đóng góp thêm, các bạn comment mình trao đổi thêm nhé.
Cảm ơn các bạn đã theo dỏi.
Thân chào từ tác giả Luân Vũ.