Giá mía tăng cao kỷ lục

0
724
Giá mía tăng cao kỷ lục
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Xem thêm:

Giá mía trên cả nước đang đạt kỷ lục ở mức từ 1,2 – 1,3 triệu đồng/tấn tại ruộng, giúp nông dân trồng mía tăng thu nhập.

Giá thu mua mía tăng cao

Các nhà máy trên cả nước thu mua hơn 9,7 triệu tấn mía trong niên vụ 2022 – 2023, sản xuất được hơn 940.000 tấn đường các loại, cho thấy sự phục hồi đáng kể nhờ triển khai quyết liệt các biện pháp phòng vệ thương mại.

Giá đường Việt Nam so với các nước lân cận trong nửa đầu năm cũng luôn ở mức thấp. Vì vậy, trong niên vụ 2022 – 2023, ngành đường Việt Nam đã thực hiện mục tiêu kép là nâng giá thu mua mía đến mức tương đương với các nước trong khu vực, trong khi vẫn giữ giá đường ở mức thấp nhất.

Hiện giá mía trên cả nước được thu mua với mức giá 1,2 – 1,3 triệu đồng/tấn tại ruộng, giúp nông dân trồng mía tăng thu nhập.

Giá mía tăng cao kỷ lục
Nâng giá thu mua mía Việt Nam đến mức tương đương với các nước trong khu vực.

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường, cần giảm chi phí sản xuất thông qua việc ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu, nghiên cứu ra nhiều giống mía cho năng suất vượt trội và xây dựng các chuỗi liên kết bền vững.

Căng thẳng nguồn cung thị trường mía đường

Giá đường thế giới vừa qua có lúc đã đặt mức đỉnh trong vòng 12 năm trước khi quay đầu giảm nhẹ. Thông tin Chính phủ Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường từ tháng 10 cho tới nay vẫn chưa chính thức nhưng đã đẩy thị trường đường vốn đã căng thẳng nguồn cung trở nên càng biến động.

Một số ước tính cho rằng, thị trường đường thế giới trong năm nay và năm tới sẽ thiếu hụt tới gần 5,5 triệu tấn đường. Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu đường đứng thứ 2 thế giới sau Brazil. Vụ mùa vừa qua những vùng sản xuất đường của Ấn Độ đã mất mùa khi lượng mưa sụt giảm so với bình thường. Thái Lan – quốc gia xuất khẩu đường thứ 3 thế giới, sản lượng đường vụ mùa này dự báo cũng giảm hơn 30% vì khí hậu khô hạn.

“Sẽ không có câu chuyện ngọt ngào nào cả cho ngành mía đường của Ấn Độ trong năm nay” – đây là cảnh báo được Thời báo Navhind (Ấn Độ) đưa ra. Với tình hình như hiện nay khả năng Ấn Độ sẽ sản xuất được khoảng 30 triệu tấn đường trong vụ mùa này, thấp hơn 5 – 6 triệu tấn đường so với vụ mùa trước.

Với 30 triệu tấn đường sản lượng cho vụ mùa này cũng có nghĩa khả năng xuất khẩu hầu như là không còn bởi nhu cầu nội địa của Ấn Độ đã là khoảng 27 triệu tấn đường. Cộng cả phần dự trữ còn trong kho thì lượng đường của Ấn Độ vẫn ở dưới mức cho phép để xuất khẩu.

Giá mía tăng cao kỷ lục
Nguồn cung đường trên thế giới đang đối mặt với nhiều căng thẳng.

Xuất khẩu đường hiện mang về cho Ấn Độ khoảng 6 tỷ USD mỗi năm. Nhưng sản lượng đường của vụ mùa này dự kiến sẽ thấp hơn vụ mùa trước 5, 6 triệu tấn đường khiến các nhà quản lý tại nước này không làm ngơ cho được. Lý do là không chỉ bởi Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ đường lớn nhất thế giới, còn bởi sản lượng đường của năm ngoái cũng đã bị sụt giảm rồi.

Theo Báo Ấn Độ Ngày nay, vụ mùa năm ngoái Ấn Độ cũng đã phải cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu đường xuống 6 triệu tấn, giảm gần một nửa so với vụ mùa 2021 – 2022. Lo lắng hơn cả lúc này là các quốc gia Trung Đông, vốn là khu vực phụ thuộc chủ yếu vào đường xuất khẩu từ Ấn Độ như Qatar 90% nhu cầu đường hiện nay là nhập từ Ấn Độ.

Trong bối cảnh thị trường đường nói chung đang thiếu hụt nguồn cung như hiện nay, việc tìm kiếm các nguồn đường thay thế được cho là không dễ. Các quốc gia tại đây vì thế được khuyến cáo chuẩn bị cho một giai đoạn lạm phát giá lương thực bị đốt nóng bởi những sức ép mới.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây