Hiện nay, nước ta tuy chăn nuôi thỏ không còn quá mới lạ nhưng chăn nuôi thỏ chưa thực sự phát triển mạnh. Trong khi giá trị khi tế của thỏ rất lớn. Người dân còn nhiều lạ lẫm, hay chưa tối ưu trong cách nuôi, và các bước chuẩn bị cho trang trại
Nuôi thỏ thịt là hướng làm giàu khả thi mà nhiều người đã chọn lựa và thành công. Nếu có ý định làm mô hình trang trại thỏ, thì dưới đây là những việc bạn cần chuẩn bị cho trang trại.
Nội dung chính
Tìm hiểu về đặc tính và cách chăn nuôi thỏ
Người làm trang trại nuôi thỏ cần nắm được các đặc điểm sinh lý của thỏ, các bệnh thường gặp…Tại Việt Nam, thỏ có nhiều loại như thỏ nội (thỏ đen, thỏ xám), thỏ ngoại (thỏ Newzealand, thỏ California, thỏ Pháp, thỏ Hungari…).
Thỏ phát triển rất nhanh. Mỗi năm, thỏ mẹ đẻ 7 – 8 lứa, mỗi lứa 6 – 7 con. Chỉ 2,5 đến 3 tháng kể từ khi sinh, thỏ đã thành mẹ, lúc đó trọng lượng đạt khoảng 2,5 – 3 kg/con. Giá thỏ giống 150.000 – 170.000 đồng/kg, thỏ thịt 85.000 đồng/kg, thị trường hết sức thuận lợi.
Chuẩn bị vốn
Vốn thì không cố định, tùy vào thị trường, vùng quê sinh sống, tận dụng những gì có sẵn… Thông thường nhiều chủ trang trại nuôi thỏ đầu tư khoảng 200 – 250 triệu đồng để làm chuồng trại, con giống, chăn nuôi với quy mô diện tích lớn. Vốn lớn thì thuận lợi hơn, có thể nâng cấp, phòng chống dịch bệnh… Cũng có người đầu tư tới 13 tỉ thu về lợi nhuận hàng bạc tỉ mỗi năm.
Làm chuồng trại
Ở trang trại nuôi thỏ, chuồng nuôi thỏ cần đảm bảo các tiêu chí như: thỏ hoạt động thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khỏe, khe chuồng vừa đủ tránh chuột vào quấy nhiễu, chắc chắn, bền vững, dễ vệ sinh ít tốn công khi cho ăn, chăm sóc, bắt; thỏ không chui lẫn đàn ra ngoài. Chuồng nên làm bằng nan vót nhẵn nhụi, làm hai hoặc 4 ngăn.
Máng ăn có thể làm bằng ống cocacola, hay ống nhựa 110, cắt khúc 8-9 phân, dùng làm khuôn đổ xi măng. Làm sao để thỏ dễ ăn uống, không thải phân và nước tiểu hoặc nằm được vào máng ăn, không cào bới được thức ăn ra đáy. Máng ăn, máng uống nên làm bằng nguyên liệu sẵn có và được thiết kế chắc chắn, thỏ không làm đổ được.
Ổ đẻ là một hộp gỗ có thể cho vào, bỏ ra chuồng dễ dàng. Kích thước phù hợp là: chiều dài 45 cm, rộng 30 cm, cao 25 cm, có ngưỡng cửa cao 12 cm để thỏ mẹ ra vào dễ dàng mà thỏ con không bò ra ngoài được.
Mua con giống
Bạn nên mua thỏ giống từ những gia đình quen biết, tin tưởng họ là những người nuôi thỏ và làm trang trại nuôi thỏ có nhiều kinh nghiệm, quản lý đàn giống tốt, chăm sóc thỏ cẩn thận.
Thỏ chọn làm giống phải khoẻ mạnh, lưng phẳng, cơ thăn, bắp đùi, mông phải đầy đặn và chắc chắn. Chỉ chọn mua những con thỏ có thể lực tốt, linh hoạt, nhạy cảm, mắt sáng sủa, mũi khô, tai và chân sạch sẽ không có vẩy; lông bóng mượt, răng cửa mọc bình thường.
Nông trại thỏ nên chọn những con thỏ làm giống từ đàn đẻ 5 – 6 con/lứa trở lên. Cần phải cân để chọn những con thỏ có khả năng sinh trưởng tốt, đạt 1,4 – 1,8 kg lúc 3 tháng tuổi làm giống. Để chọn con cái giống, cần theo dõi thỏ mẹ qua ba lứa đẻ, nếu không đạt (ví dụ số con ít hơn 5 con/lứa, hoặc hay cắn con) thì sẽ loại bỏ. Con cái phải có 8 vú xếp thẳng đều ở hai hàng để có thể nuôi được 8 con thỏ con. Thỏ giống nên chọn từ đàn đẻ 6-7 con, đầu nhỏ, chân tay to, nở, mình thon, phần hông nở nang.
Chọn giống thỏ đực thì tìm con đầu to, chân tay to, mập mạp, ngực nở, đặc biệt có dương vật thẳng và hai quả cà (tinh hoàn) đều nhau, nở nang (không bị lép).
Thức ăn cho thỏ
Thức ăn xanh Lá ngô, su hào, bắp cải…đó là những thức ăn thô cho trang trại nuôi thỏ, lá cây đậu, lạc, xoan, sung, mít, lá đu đủ, lá chuối, đậu lạc, cỏ ghi-nê, chè đại, cỏ voi… Cho thỏ ăn theo nguyên tắc thỏ ăn nhiều thì cho ăn, ăn ít thì thôi, nên cho thỏ ăn thức ăn đa dạng.
Thức ăn xanh cho thỏ, trang trại nuôi thỏ lưu ý cần thu hái từ nguồn sạch sẽ. Không được cắt thức ăn từ những nơi chăn thả gia súc, gia cầm hoặc đọng nước để tránh các bệnh giun sán. Cũng không được cho thỏ ăn thức ăn đã bị mốc, chua, nẫu, lên men để tránh các bệnh tiêu chảy, trướng bụng đầy hơi…
Vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng cho thỏ
Chăn nuôi thỏ cần hết sức chú ý vệ sinh nông trại nuôi thỏ để thỏ lớn khỏe mạnh, không bị bệnh tật, gây thiệt hại thua lỗ.
Thỏ là loại vật rất dễ bị nhiễm bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh bại huyết (xuất huyết đường ruột). Khi mắc bệnh này, thỏ chết rất nhanh. Phương pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm phòng chu đáo.
Tham khảo thêm:
https://agri.vn/chan-nuoi-tho-th…ao-cho-nong-trai/
https://agri.vn/kinh-doanh-tho-t…an-cho-nong-trai/