Làm giàu từ nuôi chim bồ câu cảnh – thời tới cản không kịp

0
2628
nuôi chim bồ câu cảnh
Làm giàu từ nuôi chim bồ câu cảnh - thời tới cản không kịp
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

“Giàu nuôi cá, khá nuôi chim” là câu thần chú không còn xa lạ đối với chúng ta. Thế nhưng bạn có biết rằng, nuôi chim bồ câu cảnh có thể đem lại thu nhập lên tới hàng trăm hàng tỷ đồng, mức thu nhập như vậy thì không còn là “khá” nữa rồi! Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nghề nuôi chim bồ câu cảnh làm giàu này nhé.

Nội dung chính

Top chim bồ câu được lòng dân chơi Việt

Nuôi chim bồ câu Sư tử

Nuôi chim bồ câu Sư tử
Bồ câu Sư tử

Đây là loài chim khiến giới nuôi chim bồ câu điên đảo săn lùng số một, bồ câu sư tử còn được gọi với cái tên khác là thổi kèn. Sở dĩ có tên gọi sư tử là vì quanh cổ của chúng có lông dày, bồng bềnh như chúa tể sơn lâm thực thụ. Tuy đẹp nhưng bộ lông đó cũng giới hạn khả năng bay của loài bồ câu này.

Với vóc dáng mảnh mai, kích thước trung bình, cánh và chân dài, đuôi ngắn dẹt, màu lông màu trắng muốt, xám hoặc nhiều màu. Bồ câu sư tử hội tụ mọi vẻ đẹp khiến giới nuôi chim bồ câu mê như điếu đổ. Chính vì vậy giá của bồ câu sư tử không hề rẻ, một cặp có thể bán được hơn 10 triệu đồng nếu quá đẹp. Còn những con bình thường có giá từ 2 triệu trở lên.

Nuôi chim bồ câu Nhật đuôi xòe

bồ câu Nhật đuôi xòe
Bồ câu Nhật đuôi xòe

Với bộ lông đa sắc màu như: trắng, vàng, hoặc đen, đặc biệt sở hữu đuôi xòe ra như hình quạt, chân có lông dài xòe, mào có hình chóp và cong ngược lên, ngực nhô ra tạo thành dáng hình chữ S. Đẹp là từ có thể dành cho loài bồ câu này, chính vì vậy, giới nuôi chim bồ câu cảnh không ngừng săn lùng và tìm kiếm bồ câu Nhật xòe để nuôi.

Nuôi chim bồ câu bông cúc

chim bồ câu bông cúc
Bhim bồ câu bông cúc

Lại là loài bồ câu chưa bao giờ hết hot trong giới nuôi chim bồ câu. Sở hữu cái đầu ngộ nghĩnh như hình bông hoa cúc, bộ lông trắng muốt không tì vết, chúng có nhiều màu như trắng, đen. Người ta thường tìm mua bồ câu này bởi hình dáng đầu đặc biệt của nó.

Nuôi chim bồ câu hỏa tiễn

Nuôi chim bồ câu hỏa tiễn
Nuôi chim bồ câu hỏa tiễn

Sở hữu cái tên đầy mạnh mẽ và đặc biệt, bồ câu hỏa tiễn khá được lòng dân chơi chim bồ câu cảnh. Với vóc dáng mảnh mai, thon gọn, phần đầu và đuôi có màu đen, chân màu đỏ còn thân màu trắng muốt. Có 2 loại là bồ câu có chớp và bồ câu không có chớp.

Nuôi chim bồ câu Nicoba

chim bồ câu Nicoba
Chim bồ câu Nicoba

Một trong số chim bìo câu quý được săn lùng gọi tên Nicoba. Nicoba đặc biệt chiều lòng mọi người nhời bộ lông giống như lông công, dài và mượt mà. Tuy là giống thuần chủng Việt Nam nhưng lại khó nuôi hơn các giống chim bồ câu khác. Vì vậy, việc sở hữu chúng khá là khó nên giá cũng rất đắt đỏ. Giống chim này bán trên thị trường rất ít và có giá lên tới hàng chục triệu.

Nuôi chim bồ câu đổi đời, hái ra tiền tỷ

Bồ câu cảnh có nhiều loại và đa dạng màu sắc lẫn vẻ ngoài, ngoài bồ câu Pháp có thể đem lại lợi nhuận từ thịt thì các loại bồ câu cảnh khác rất được giá bởi được nhiều dân chơi săn lùng, muốn sở hữu cho mình một chú chim về làm cảnh.

Đặc biệt là loại bồ câu sư tử và xòe Nhật rất được được ưa chuộng bởi dáng đẹp, oai phong. Có ý nghĩa phong thủy nên được nhiều nhà giàu lựa chọn nuôi chim bồ câu làm cảnh. Thế nhưng không phải cứ bồ câu sư tử hay xòe Nhật là cứ bán chạy, chim bồ câu phải có quy chuẩn riêng của nó như màu phải chuẩn, lông phải dày, tinh anh khỏe mạnh.

Những người làm giàu từ nuôi chim bồ câu cảnh không ngần ngại tiết lộ rằng một cặp bồ câu sư tử đột biến Hà Lan có mào đẹp, bán được với giá trên dưới 10 triệu đồng/cặp giống khi hơn 1 tháng tuổi mà thôi, đôi khi không có hàng để cung cấp cho khách.

Nuôi chim bồ câu đổi đời
Nuôi chim bồ câu đổi đời, hái ra tiền tỷ

Có nhiều loài bồ câu đẹp được ưa chuộng, nổi tiếng trong giới nuôi chim bồ câu cảnh nhưng rất dễ nuôi, không kén ăn mà đem lại lợi nhuận cao. Chính vì vậy không ít người phất lên từ nuôi chim bồ câu cảnh. Thế nhưng không phải ai nuôi cũng sẽ giàu lên được. Phải am hiểu kỹ thuật, nuôi mát tay, đam mê với việc nuôi chim bồ câu thì mới gặt hái được thành quả.

Mà muốn nuôi chim bồ câu tốt, mời bạn tham khảo bài viết sau: https://agri.vn/?p=8937&preview=true

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây