Hướng dẫn kỹ thuật trồng gấc bằng hạt

0
1752
Kỹ thuật trồng gấc bằng hạt
Kỹ thuật trồng gấc bằng hạt
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cây Gấc là một loại cây đa công dụng. Ngày xưa, ông bà ta dùng nó như một thứ gia vị, thường được sử dụng chủ yếu vào dịp lễ tết, giỗ chạp với các món truyền thống như xôi gấc, một số dùng chế biến bánh kẹo. Nhưng đối với hiện nay, gấc đã được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm, chiết xuất dầu gấc (vitamin A và E)… Tuy nhiên phải có kỹ thuật trồng gấc thật tốt thì mới đem lại hiệu quả cao. Hãy cùng Agri.vn tìm hiểu về kỹ thuật trồng gấc bằng hạt ngay dưới đây.

Nội dung chính

Chọn hạt giống và xử lý hạt trong kỹ thuật trồng gấc

Chọn giống 

phần trong của hạt gấc
chọn giống – bước đầu trong kỹ thuật trồng gấc bằng hạt.

Nên lấy hạt giống gấc từ những quả gấc to, có cây mẹ sinh trưởng khỏe mạnh, sai trái, sạch bệnh. Khi trái chín đỏ hoàn toàn mới đem thu hoạch và nên để cho trái chín rực thêm vài ngày sau đó gỡ phần hạt riêng với phần thịt. Đem phần hạt gấc đó rửa sạch và phơi khô một vài ngày.

Xử lý hạt

Sau khi đem phơi khô, ta bóc hết lớp vỏ đen phía bên ngoài, chỉ để lại nhân trắng bên trong. Tiếp theo tiến hành ngâm chúng vào nước ấm trong vài tiếng, như thế cây sẽ nhanh nảy mầm hơn. Rồi sau đó đem hạt gieo xuống những khay gieo. Loại đất thịt nhẹ có pha mùn sẽ giúp hạt giống nảy mầm tốt hơn. Gieo xong thì đem tưới nước giữ ẩm ngay và đặt chúng dưới ánh sáng của đèn. Cần khoảng 6 đến 7 ngày là hạt sẽ nảy mầm.

Chọn đất trồng

Đất phù sa phù hợp để trồng gấc
Đất phù sa phù hợp để trồng gấc – kỹ thuật trồng gấc bằng hạt

Theo kỹ thuật trồng gấc của các chuyên gia, đất phù sa, đất dễ thoát nước rất phù hợp. Xới đất trước khi trồng từ 40cm đến 60cm, khoảnh đất khoảng 1m2. Nên trộn tầm 20kg đến 30kg phân ải cùng với đất mịn trong 1 hố đất.

Kỹ thuật trồng gấc theo quy mô hộ gia đình: Tận dụng đất bằng cách trồng gấc sát cạnh hàng rào, bên gốc cây đa, ở bờ ao hay gốc bờ tre…hoặc bất kì các cây có thể làm cọc cho gấc leo cao.
Kỹ thuật trồng gấc theo quy mô lớn: Chọn đất có điều kiện sinh trưởng thuận tiện + làm giàn cho gấc leo. Gấc là giống cây ưa đất mát, bằng phẳng, gần sông, suối để tiện lấy nước tưới. Trồng thành từng hàng, mỗi hàng cách nhau khoảng 5m, mỗi cây cách nhau khoảng 4 – 6m.

Thiết kế giàn leo trong kỹ thuật trồng gấc bằng hạt

xây dựng giàn leo cho cây theo kỹ thuật trồng gấc
xây dựng giàn leo cho cây theo kỹ thuật trồng gấc

Có giàn thì cây gấc mới cho nhiều quả và đặc biệt cho leo ngang quả sẽ nhiều hơn. Tìm hướng dựng giàn hợp lí để tránh bị gió, bão làm đổ. Nên dựng trên một đường thẳng theo hướng gió đã chọn và trồng những cây để làm cọc như tre, tràm, bạch đàn làm cọc và giàn đỡ, chăng dây thép tạo thành các ô rộng 30 x 30 cm.

Theo kỹ thuật trồng gấc, khi cây dài 30 – 40 cm, nhớ thường xuyên theo dõi để bắt ngọn leo vào giàn và để các ngọn phân tán đều trên giàn. Hãy kiểm tra các gốc, gốc nào có nhiều quả thì giữ lại. Vào cuối mùa hoa, cắt bớt các nhánh con không có hoa mục đích tập trung nuôi quả. Thường xuyên làm cỏ, xới nhẹ đất quanh gốc cây cách gốc từ 25 – 30cm để kích thích rễ phát triển.

Chăm sóc cây gấc 

Bón phân

Bón lót cho mỗi gốc từ 10-15 kg phân chuồng hoai mục. Khi cây trồng được 25-30 ngày, nên dùng phân hỗn hợp NPK 16-16-8 để bón cho gấc để cây sinh trưởng mạnh.

Tưới nước và thoát nước

Theo kĩ thuật trồng gấc, cây cần đất đủ ẩm vì nếu bị thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm hoa rụng, trái phát triển kém, năng suất giảm. Tuy nhiên cũng rất sợ úng nước, do đó phải tưới đủ nước đồng thời thoát nước tốt ở gốc cây cho tốt. Gấc cần nước nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa đến phát triển trái. Lấy rơm rạ hoặc bèo lục bình phủ kín gốc nhằm giảm thiểu sự bốc hơi nước và cỏ dại mọc. Độ ẩm thích hợp để trồng cây trong kỹ thuật trồng gấc là 70 & 80% độ ẩm tối đa. Làm rãnh để thoát nước khi mưa nhiều.

Phun chất kích thích NAA (Naphthalen Acetic Acid)

Phun vừa ở nồng độ 25 – 100 ppm (phần triệu) trong giai đoạn cây gấc còn nhỏ có 1 – 2 lá sẽ làm tăng số hoa cái trên cây.

Phòng sâu bệnh cho cây

Bọ dừa: loại bọ cánh cứng dài tầm 8mm, thường đi phá hại lá gấc. Để phòng và trị loại sâu bệnh này thì bạn hãy dùng một số loại thuốc đặc trị ví dụ như vibaau 50ND và xịt thẳng vào cây.

Rầy mềm: hút nhựa và bu dưới bề mặt dưới của lá. Bạn nên xịt Vicidi M 50ND 20 – 30cc/bình 8 lít hay xịt thuốc Decis.

Nhện đỏ:  hay xuất hiện nhiều ở dưới mặt lá gấc, đặc biệt mùa nắng. Chúng sẽ làm úa vàng, lá xoắn, khiến cho dây trái gấc bị cỗi. Phun xịt Tedion, Kelthane lên trên lá để ngăn và trừ nhện đỏ.

ruồi trái cây (ruồi đục quả) - kỹ thuật trồng gấc bằng hạt
ruồi trái cây (ruồi đục quả) – kỹ thuật trồng gấc bằng hạt

Loài ruồi trái cây: bắt đầu xuất hiện khi dây gấc bắt đầu có trái. Chúng thường chui vào những trái gấc rồi đẻ các ấu trùng trong đó, vì thế mà vỏ của trái gấc sẽ bị thối hỏng. Dùng thuốc và xịt dung dịch Ofunack 1/300 – 1/500 hoặc dung dịch thuốc Ancol cộng thêm vệ sinh dọn những trái gấc đã bị thối rụng ra để tránh lây lan và ảnh hưởng đến những trái khác.

Bệnh đốm lá: Gây cho lá gấc xuất hiện những chấm vàng, mặt dưới thì có các chất xám, lá bị héo và rụng. Hãy sử dụng dung dịch Rovral, hoặc Benlate C và Vibensu 4% xịt các dung dịch này lên trên bề mặt lá.

Bệnh hoa lá: do virus CMV gây ra, dùng thuốc trị bọ dừa.

Thu hoạch

Gấc ra hoa vào đầu tháng 6 và bắt đầu có quả vào tháng 7, tháng 8 dương lịch, chín kéo dài bắt đầu từ tháng 9 cho đến tháng 2 năm sau.

Khi thu hoạch cần chú ý những điều này:

-Thu hái gấc khi quả đã chín đỏ (1/2 quả).
-Chọn những ngày nắng để thu hoạch.
-Dùng dao cắt cuống, độ dài từ 8cm đến 10cm.
-Nên cho rươm hoặc rạ lót để trong quá trình vận chuyển không dập nát.

Xem thêm tại: Trồng rau trong thùng xốp, phương pháp bảo đảm an toàn vệ sinh số 1

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây