Tác dụng của cây khế tuyệt vời mà bạn chưa biết

0
3361
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nội dung chính

Công dụng tuyệt với của cây khế mà bạn chưa biết

Từ rất lâu, cây khế đã là hình ảnh gắn liền với văn hóa, tâm hồn người Việt. Không chỉ được trồng rất phổ biến mà cây khế còn có mặt trong nhiều bài hát đồng dao, truyện cổ tích,… Cây khế (khế chua và khế ngọt) luôn gắn liền với tuổi thơ của nhiều người và vẫn còn được trồng ở nhiều nơi khắp cả nước. Bạn chỉ nghĩ người lớn trồng khế để lấy quả hoặc làm kiểng, tuy nhiên chúng còn có nhiều công dụng tuyệt vời. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của cây khế.

Khế là loại cây quen thuộc với mọi người dân Việt
Khế là loại cây quen thuộc với mọi người dân Việt   

Tìm hiểu về cây khế

Cây khế thuộc nhóm thực vật thân gỗ, tùy loại khế mà chiều cao của thân cây sẽ khác nhau, có loại cao đến 7m. Thân cây ghế có nhiều cành và có những cành nằm ở rất thấp. Những cây khế lâu năm phần vỏ trên thân cây thường có màu đỏ cùng nhiều dấu sần. So với các loại cây lâu năm thì rễ cây khế không mọc quá sâu. Trung bình chiều dài rễ cây chỉ khoảng 1,5m.

Lá của cây khế thuộc loại lá kép, có màu xanh tươi. Mỗi chiếc lá đều có hình thon nhọn. Riêng hoa khế thường mang màu hồng tím và mọc thành chùm rất đẹp. Do khế mọc hoa ở đầu cành nền vào mùa hoa nở trông rất đẹp.

Khế ra hoa và kết quả theo mùa, cứ mỗi độ xuân về là khế sẽ bắt đầu đâm chồi rồi ra hoa vào mùa hè. Mùa quả khế rộ nhất là vào cuối thu. Đây là loại cây có tỷ lệ cho quả cao, đôi khi tỷ lên này có thể lên đến 70% so với số hoa.

Vào mỗi cuối thu là mùa thu quả khế, quả khế khi chín có màu vàng đẹp mắt
Vào mỗi cuối thu là mùa thu quả khế, quả khế khi chín có màu vàng đẹp mắt

Phân loại cây khế

Hiện nay, khế chủ yếu được chia làm 2 loại chính là khế ngọt và cây khế chua. Nếu như cây khế chua thường được trồng sau nhà để che bóng mát vì thân cao, tán rộng thì cây khế ngọt lại được trồng trước nhà vì hình dáng nhỏ đẹp.

Điểm khác biệt lớn nhất của hai loại cây này chính là hương vị của quả khế. Như tên gọi, quả của cây khế chua có vị rất chua và thường được nấu ăn và kết hợp với các nguyên liệu khác khi còn xanh. Còn quả khế ngọt sẽ được ưa thích hơn khi quả đã chín vì vị ngọt thơm mọng nước.

Ngoài ra, hai loại khế này còn có những đặc điểm khác nhau như khế ngọt có thân nhỏ hơn, cành rủ xuống. Lá của cây khế ngọt cũng nhỏ và dày hơn lá của cây khế chua. Vào mùa ra hoa, hoa khế ngọt cho màu tím hồng còn hoa khế chua sẽ có màu hơi đỏ đậm.

Khế ngọt có vị chua chua, ngọt ngọt rất hấp dẫn
Khế ngọt có vị chua chua, ngọt ngọt rất hấp dẫn

Cây khế có ý nghĩa phong thủy như thế nào?

Sở dĩ cây khế được nhiều người ưa thích là vì loài cây quả vàng này còn mang đến nhiều ý nghĩa tốt lành. Như chúng ta đã thấy, một cây khế trưởng thành luôn có cành lá xanh tươi, cây cho quả sai và chín vàng. Điều này thể hiện sự thịnh vượng, đầy đủ và tràn đầy may mắn. Trồng một cây khế trong nhà sẽ mang đến nhiều điều phú quý và tiền tài cho người chủ nhà.

Tác dụng của cây khế

Cây khế có nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người, trong đó phải kể đến những công dụng sau:

– Quả khế giúp thanh nhiệt, giải khát rất tốt. Nếu sử dụng đúng cách, bạn có thể tận dụng loại quả này để tiêu viêm, long đờm và trừ phong. Theo Đông y, quả khế mang tính bình, có khả năng lợi tiểu. Sử dụng nước ép khế sẽ giúp trừ ho, chữa trị các căn bệnh mũi họng nhẹ như viêm mũi, đau họng, ….

– Thân và vỏ khế có vị ngọt, hơi chát có tác dụng trong việc điều trị các cơn đau đầu mãn tính, đau xương khớp, đau do viêm dạ dày, …

Bộ phận nào của cây khế cũng có thể chữa bệnh
Bộ phận nào của cây khế cũng có thể chữa bệnh

– Lá khế là bài thuốc chữa trị nhiều căn bệnh về da quen thuộc như nổi nhọt, nổi mề đay, … Nếu mắc các chứng nhưng dị ứng, tiểu buốt, viêm âm đạo, … cũng có thể sử dụng lá khế để làm giảm đau. Theo nhiều nghiên cứu mới đây, lá khế còn là bài thuốc hạ đường huyết rất công hiệu.

– Hầu như bộ phận nào của cây khế cũng có thể chữa bệnh. Hoa khế thường được người xưa dùng để trừ ho, bổ thận, nhuận phế. Các căn bệnh thông thường như ho, sốt, kiết lị, … cũng có thể sử dụng loại hoa này để chữa trị. Đun khoảng 12gr hoa khế với nước gừng rồi uống mỗi ngày là bài thuốc dân gian quen thuộc. Thậm chí, nhiều người còn ngâm hoa khế vào nước nóng để uống chữa bệnh.

Một số điều cần lưu ý khi ăn khế

Mặc dù có nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng việc ăn khế cũng cần phải lưu ý những điều sau để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đó:

– Không nên ăn khế khi bụng đói sẽ rất dễ đau bụng, gây loét dạ dày vì khế có vị chua, chứa nhiều axit.

Ăn khế cần phải cẩn thận để tránh ảnh hưởng sức khỏe
Ăn khế cần phải cẩn thận để tránh ảnh hưởng sức khỏe

– Không nên ăn một lần quá nhiều quả khế, nhất là khế chua.

– Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng quả khế còn chứa độc tính caramboxin, có thể gây ngộ độc. Đặc biệt, những người bị tiểu đường hay dang chạy thận cần phải kiêng ăn khế.

Cây khế quả thật mang lại rất nhiều tác dụng cũng như có ý nghĩa với cuộc sống con người. Việc trồng một cây khế trong nhà sẽ giúp bạn có được nhiều lợi ích nhất là với sức khỏe phải không nào. Chưa kể đến quả khế cũng có vị rất ngon và dễ chế biến vào nhiều món ăn Việt.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây