Biến vườn tạp thành vườn cây kinh tế tại vùng trung du miền núi

0
1948
biến đổi vườn tậo thành vườn kinh tế
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nội dung chính

Chuyển đổi cây trồng từ vườn tạp

Biến những diện tích vườn tạp thành vườn kinh tế như một luồng gió mới thổi vào những huyện trung du miền núi. Hiệu quả kinh tế từ những loài cây ăn trái đã đem lại một cuộc sống mới cho người dân nơi đây.

Chính quyền tiếp sức – người dân đồng lòng

Cách đây hơn chục năm, bức tranh kinh tế vườn ở huyện trung du Hoài Ân (Bình Định) còn rất mờ ảo, dù diện tích đất vườn ở đây nhiều vô kể.

Những khu vườn rộng lớn lưa thưa chục cây mít, chục cây dừa và dăm ba cây chuối, cây cau,….Những cái cây tự lớn theo năm tháng không cần ai chăm chút mà cũng chẳng ai để tâm đến. Cũng vì vậy mà nguồn thu nhập từ vườn hầu như không được người dân ở đây tính vào nguồn thu kinh tế của gia đình hàng năm, đồng nghĩa vườn tược có đó mà như không.

Thế nhưng những năm gần đây, huyện Hoài Ân trở thành điểm sáng về kinh tế vườn của tỉnh Bình Định.

Biến vườn tạp thành vườn cây kinh tế tại vùng trung du miền núi

Nhận thấy được tiềm năng về kinh tế vườn của vùng đất trung du chính quyền địa phương huyện Hoài Ân bằng nhiều chính sách hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn người dân ở đây biến những khu vườn tạp thành vườn kinh tế bằng những loại cây ăn quả có giá trị, cho thu nhập cao. Những khu vườn trước đây đã trở thành những vùng đất đẻ ra vàng cho người dân nơi đây.

Theo ông Nguyễn Hữu Khúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân, từ năm 2016, huyện đã quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả tại các địa phương. Song song đó, huyện vận động nông dân cải tạo lại vườn nhà, vườn đồi theo hướng giảm diện tích cây trồng có giá trị kinh tế thấp, chuyển sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, như bưởi da xanh, bơ, dừa xiêm…

Huyện Hoài Ân đã triển khai chính sách hỗ trợ 100% cây giống và hỗ trợ một phần chi phí xây dựng hệ thống dẫn nước, phân bón 3 năm đầu để kích thích người dân tham gia cải tạo vườn, xây dưng những khu vườn mang lại kinh tế, thu nhập cao cho mỗi hộ.

Đặc biệt, huyện Hoài Ân còn tiên phong trồng bưởi da xanh và dừa xiêm theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) để sau đó nhân rộng mô hình trên địa bàn. Đồng thời, địa bàn còn áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt thông minh, tiết kiệm ở nhiều vườn.

Chủ trương và chính sách, kèm theo sự hỗ trợ về nhiều mặt của chính quyền địa phương, cùng với mong muốn thay đổi cuộc sống đã tạo động lực thúc đẩy người dân Hoài Ân cải tạo vườn nhà, vườn đồi thành vườn kinh tế, vườn cây ăn quả mang lại thu nhập cao.

Ở Hoài Ân hiện nay, cuộc sống của người dân ngày một ổn định và sung túc hơn. Theo chia sẻ của ông Võ Đông Sơ, chủ vườn bưởi da xanh ở khu phố Thanh Tú, thị trấn Tăng Bạt Hổ (huyện Hoài Ân), trước đây, khu vườn nhà ông Sơ được trồng “hùm bà lằn” nhiều loại cây, mỗi loại một ít.

Đến vụ thu hoạch, vợ ông hái quả đi bán lẻ ở các chợ quê, thu nhập từ cây trái chỉ đủ mua thức ăn hàng ngày. Năm 2013, ông Sơ phá bỏ toàn bộ những loại cây đứng trông vườn, sau đó mua bưởi da xanh từ các tỉnh phía Nam về trồng.

“Cây bưởi hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở đây, lại được chăm sóc chu đáo nên 40 cây bưởi trong vườn nhà tôi phát triển rất tốt, cho quả to, đều tăm tắp, mọng nước.

Đặc biệt, bưởi da xanh trồng trên đất Hoài Ân cho chất lượng quả rất ngon, nên trước vụ thu hoạch thương lái đã đến vườn đặt cọc tiền và bao tiêu toàn bộ sản phẩm”, ông Sơ bộc bạch.                                                                                                                                                 Ảnh: Vũ Đình Thung.

Mục tiêu của huyện Hoài Ân là trong năm 2020 sẽ mở rộng diện tích trồng cây ăn quả lên 2.300ha, trong đó có 800ha cây ăn quả có múi; đến năm 2030 diện tích cây ăn quả tập trung có giá trị kinh tế cao ở huyện này sẽ tăng trưởng đến 1.591ha.

Nguồn:nongnghiep.vn

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây