Bước tiến mới khi Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất Nhật Bản

0
1551
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Trong tháng 9 vừa qua, theo tờ báo Nikkei Asia Review, số lượng cà phê hòa tan được tiêu thụ tại Nhật Bản tăng mạnh. Nguyên nhân là do lượng người dân ở nhà làm việc vì ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

  1. Nội dung chính

    Việt Nam – Nhà cung cấp cà phê lớn nhất của Nhật Bản

Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ khi vươn mình trở thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất Nhật Bản. Đây cũng là yếu tố hàng đầu dẫn đến tỉ lệ cà phê Robusta tăng cao (nguyên liệu chủ yếu để chế biến cà phê hòa tan).

Trái lại, doanh số bán ra của cà phê Arabica lại có dấu hiệu giảm, mặc dù đây là dòng cà phê thượng hạng chuyên được các quán cà phê sử dụng.

Trong năm 2020 Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất Nhật Bản
Trong năm 2020 Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất Nhật Bản

Chính xu hướng này đã làm cho nước ta – Nơi sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới tiến thêm một bước mới khi trở thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất tại đất nước Mặt trời mọc. Điều này đồng nghĩa với việc cà phê Brazil đã phải xuống vị trí thứ 2 trong danh sách các quốc gia cung cấp cà phê cho Nhật Bản.

  1. Mức giá cà phê tại các quốc gia

Tại London – Vương Quốc Anh: Giá cà phê Robusta hiện tại đã tăng lên ở mức cao nhất trong suốt 18 tháng trở lại đây. Trong khi đó tại cùng thời điểm giá cà phê Arabica lại có dấu hiệu giảm nhẹ. Cụ thể:

Giá cà phê Robusta trong tháng 09/2020 biến động quanh mức 1.480 USD/tấn – 1.554 USD/tấn (tăng 9%).

Tại New York, Mức giá của cà phê Arabica ở thị trường tương lai có biến động từ 1,2 USD/pound (Giảm 5% so với cùng kỳ). Như vậy có nghĩa là vào đầu mùa cả cà phê Robusta và Arabica đề tăng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại mức giá của 2 loại cà phê này lại có sự phân hóa.

Khi Chính Phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp do Đại dịch viêm đường hô hấp vào khoảng tháng 04/2020. Hầu như nhà hàng và các quán cà phê đều đã đóng cửa . Đồng thời thương hiệu Starbucks Coffee Japan đã tạm thời ngưng hoạt động của hơn 1.100 quán cà phê trên khắp đất nước Nhật Bản. Đây là một cú “giáng đòn” mạnh mẽ đối với nhu cầu cà phê  Arabica.

Theo như người đảm nhiệm vai trò đứng đầu bộ phận kinh doanh tại S. Ishimitsu & Co –  Chuyên gia Masaomi Arikawa cho biết: Khi tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh đã được hủy bỏ lượng thực khách tại nhà hàng và các quán cà phê vẫn chưa thể khôi phục lại như trước. Vì thế nhu cầu cà phê Arabica vẫn yếu đi.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê hạt chưa rang Robusta sang Nhật Bản
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê hạt chưa rang Robusta sang Nhật Bản

Trái lại với nhu cầu cà phê Robusta – Loại cà phê có giá thành rẻ và vị đắng hơn chuyên dùng trong cà phê hòa tan lại có xu hướng tăng mạnh mẽ.

Cũng theo công ty chế biến thực phẩm Ajinomoto AGF, nhu cầu sử dụng cà phê hòa tan hiện tại đang tăng mạnh mẽ với tỷ lệ 10% so với cùng kỳ.

Chính những thay đổi trong nhu cầu sử dụng và phong cách tiêu dùng cũng đã gây ra ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu cà phê hạt chưa rang của Nhật Bản. Theo như những gì báo cáo số liệu thống kê đưa ra, trong giai đoạn tháng 1 – 7 năm 2020, Việt Nam chính là nhà cung cấp hạt cà phê chưa qua rang sấy nhiều nhất cho Nhật Bản.

Tính đến tháng 9 năm 2020 Nhật Bản đã nhập khẩu tổng cộng 67.392 tấn cà phê hạt chưa rang của các quốc gia Đông Nam Á, so với cùng kỳ năm ngoái con số gia tăng 26%.

Trong khi đó, tại Brazil chỉ cung cấp cho Nhật Bản nguồn cà phê  Arabica là chủ yếu, con số giảm xuống chỉ còn 63.850 tấn.

So với con số này, đủ để nhận thấy đây chính là lần đầu tiên đất nước ta vượt qua Brazil trong việc trở thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật Bản.

Cố vấn Công ty kinh doanh cà phê đặc sản Wataru & Co – Ông Shiro Ozawa hiện tại có trụ sở ở Tokyo đã nhận định: Quốc gia Việt Nam đang trên đà phát triển, hứa hẹn trong tương lai sẽ tiếp tục dẫn trước Brazil trong năm 2020 về lượng xuất khẩu cà phê sang Nhật. Ông cho rằng đây chính là “thời khắc lịch sử”.

  1. Đôi nét về thị trường cà phê Robusta

Được biết giống cà phê Robusta có khả năng chống chịu cao, ít sâu bệnh hơn so với giống cà phê thượng hạng Arabica. Đặc biệt giống cà phê Robusta còn có thể trồng ở độ cao thấp hơn nên ưu tiên trồng được ở nhiều địa điểm khác nhau.

Chính những yếu tố này đã thúc đẩy thị phần cà phê Robusta trong sản xuất toàn cầu của những năm gần đây. Cũng theo ông Ozawa, trong gần 40 năm qua thị phần cà phê Robusta đã tăng từ 20% lên đến 40%, cà phên Arabica thì giảm xuống từ 80% nay chỉ còn 60%.

Thị trường cà phê Robusca sẽ còn giảm giá trong những tháng tới do lượng sản phẩm gia tăng ồ ạt
Thị trường cà phê Robusca sẽ còn giảm giá trong những tháng tới do lượng sản phẩm gia tăng ồ ạt

Tuy nhiên về giá của cà phê Robusta thì sẽ có thể giảm xuống trong nhiều tháng nữa. vì cơ bản nhu cầu thị trường đã làm sản phẩm gia tăng ồ ạt dẫn đến tình trạng dư thừa trên thị trường cà phê hạt.

Cũng theo những gì mà Bộ Nông Nghiệp Mỹ vừa thống kê, sản lượng cà phê thế giới trong mùa vụ năm 2020 – 2021 có thể sẽ tăng hơn 5% so với năm trước, cụ thể là tăng lên khoảng 176,085 triệu bao. Tuy nhiên khối lượng tiêu thụ cà phê dự kiến chỉ đạt khoảng 166,284 triệu bao (tăng 1.4%) cùng kỳ năm ngoái. Nếu như đây là dự đoán chính xác thì đây sẽ là năm tiếp theo liên tiếp trong 3 năm sản lượng cà phê cao hơn mức tiêu thụ.

Riêng Giám đốc bộ phận đồ uống của tập đoàn Marubeni – Ông Kazuyuki Kajiwara đã nói: Thị trường cà phê trong tương lai sẽ rơi vào tình trạng cung cao hơn cầu trong khoảng 2 năm sắp tới. Nếu giá cà phê vẫn giảm ở mức thấp thì một số nơi trồng cà phê sẽ ngừng sản xuất, nhất là với những nơi thiên về trồng cà phê Arabica.

Hy vọng với thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng nhất về thị trường xuất khẩu cà phê ở Việt Nam sang Nhật Bản và thành công nhất định đã đạt được. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.

Tham khảo bài Top 3 béc tưới cà phê phổ biến nhất 2020-2021

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây