Cá hồng mỹ bắt đầu được nuôi trồng phổ biến ở Việt Nam từ miền bắc, sau đó mới thịnh hành dần vào nam. Tuy xuất phát ban đầu là cá nước ngoài, nhưng cá hồng mỹ vẫn sớm nhận được sự chào đón từ người tiêu dùng lẫn dân chăn nuôi. Vậy loài cá này có gì hấp dẫn và thú vị? Làm sao để nuôi cá hồng mỹ mang lại lợi nhuận cao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp nuôi cá hồng mỹ lồng bè trên biển nhé.
Giới thiệu về cá hồng mỹ
Ngoại hình của cá hồng mỹ
Cá hồng mỹ thoạt nhìn thon dài, nhìn từ trên xuống trông hơi dẹt, chiều dài thường gấp 3-4 lần chiều cao.
Bụng có màu bạc rõ ràng, dễ thấy, phần còn lại có màu nâu ánh xanh nhẹ, đôi khi có ánh vàng kim. Mắt khá gần với đỉnh đầu và dẹt xuống.
Miệng cá chĩa về phía trước, hơi trễ xuống, môi không dày lắm, có thể trề ra thụt vào khá linh hoạt.
Đặc tính phân bố của cá hồng mỹ
Ở Việt Nam, cá hồng mỹ phân bố nhiều ở biển Cát Bà với mật độ nuôi cao.
Cá hồng mỹ sống gần bờ, kể cả mực nước nông hay sâu (sâu nhất có thể lên đến khoảng 150m).
Cá có thể thích nghi với mọi môi trường nước.
Tập tính sinh trưởng
Cá hồng mỹ có thời gian nuôi trồng khá ngắn vì lớn nhanh, ăn rất khỏe với khẩu phần gần bằng 1/5 trọng lượng cơ thể.
Thức ăn chủ yếu của loài cá này là các loại thủy sản nhỏ tạp như là loài giáp xác, cá nhỏ, sinh vật phù du…
Thông thường cá chỉ cần 4-6 tiếng để tiêu hóa thức ăn của mình tùy vào loại thức ăn.
Tốc độ tăng trưởng và kết quả cuối cùng của cá nuôi phụ thuộc vào mật độ nuôi, con giống ban đầu, môi trường sinh trưởng và thời gian nuôi.
Chọn cá hồng mỹ giống sao cho chuyên nghiệp
Tiêu chuẩn chọn cá hồng mỹ giống
Cá hồng mỹ giống tiêu chuẩn có thân hình thuôn dài, màu sắc xanh nhẹ đến xanh nâu, các lớp vảy chưa dày nên lớp da với các đốm nhỏ hiện rõ.
Chọn có giống đồng đều về kích thước để không bị thất thoát cá, cá không mang mầm bệnh, không bị thương tật hay xây xát gì.
Cá giống có kích cỡ đạt chuẩn là từ 8cm trở lên.
Nên ương giống riêng trước khi thả vào bể chính, và kiểm tra chất lượng cá giống thường xuyên. Khi chọn mua cá giống hoặc chọn cá để ương giống, nên chia khu vực bể cá giống thành ba đến bốn phần, và bắt mỗi phần một số lượng cá nhất định để quan sát đồng đều.
Điều chỉnh điều kiện của cá giống
Cá giống được di chuyển thường xuyên, nên người nuôi cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ, không để cá bị sốc điều kiện môi trường như nồng độ muối, nhiệt độ, lượng oxi mà chết.
Cá được vận chuyển bằng nhiều cách, có thể dùng túi hoặc thùng nhỏ có bơm oxi, hoặc vận chuyển bằng thùng chuyên dụng.
Trước khi thả cá ra, nên ngâm cá từ từ khoảng hơn 10 phút và nghiêng dụng cụ chứa để cá từ từ làm quen với nhiệt độ của nước và bơi ra ngoài.
Nếu đựng cá trong thùng lớn thì nên thay nước thường xuyên, cứ cách 5 phút lại thay nước một lần, và chỉ nên thay khoảng 1/6 lượng nước, bởi thay quá nhiều cá sẽ bị sốc.
Khi hai bên môi trường được điều chỉnh phù hợp thì mới thả cá vào bể chính, nhưng không được dốc thẳng cá xuống.
Độ mặn thích hợp cho cá có thể tùy theo người nuôi điều chỉnh dựa trên độ mặn ở môi trường nước ban đầu cá sống.
Trung bình độ mặn rơi vào tầm 5 độ nồng độ muối. Nếu người chăn nuôi muốn thay đổi độ mặn hoặc cho cá làm quen với môi trường thì nên hạ hoặc tăng độ mặn từ từ mỗi ngày, lợi dụng bơm nước vào mà thay đổi độ mặn theo tỉ lệ nhất định, có bơm vào thì phải có thải ra để cá không bị sốc mặn.
Trang bị y tế cho cá hồng mỹ giống
Cá giống nên được tắm sát khuẩn để đảm bảo không mang mầm bệnh và phát triển tốt.
Chuẩn bị trước bể tắm có phủ bạt, bơm nước vào khoảng 0,5-0,6m, nối với máy bơm và hệ thống sục khí. Nước bơm vào có thể là nước ngọt, hoặc nước biển. Chuẩn bị thuốc để bơm vào tắm cho cá, đó có thể là formol với nồng độ hơn 150ml/m3 nước, hoặc thuốc tím với nồng độ 5 gram/m3 nước, nồng độ pha thuốc của nước ngọt giống với nước biển.
Hóa chất được truyền từ từ thông qua máy sục khí, sục khoảng 5 phút để thuốc lan đều, sau đó mới thả cá vào tắm 15 phút trở lên.
Nên tắm cho cá khi trời mát dịu. Cá có thể được tắm ngay hoặc chờ khoảng 1 ngày rồi mới cho tắm.
Lưu ý khi thả cá giống
Cá giống khi thả cũng cần phải có kỹ thuật bà con ạ.
Mật độ thả thích hợp thì tùy vào nhiệt độ môi trường. Ở những nơi nhiệt độ trung bình tầm khoảng 20 độ C thì mật độ có thể khoảng 30 con/m3 với kích thước trung bình từ 8cm, còn những nơi nhiệt độ cao hơn như miền Nam với nhiệt độ trung bình trong ngày tầm khoảng 25 độ C thì nên thả từ 10-15 con/m3.
Thả cá vào sáng sớm hoặc chiều muộn để cho râm mát.
Cá được nuôi trong 6-7 tháng, mùa vụ tốt nhất là nên bắt đầu thả từ trước tháng 11.
Cá thả giống nên có kích cỡ đồng đều, quan sát nếu cá có tập tính bầy đàn thì là phát triển tốt.
Xử lí những con bị chết, không để xác của chúng bị tồn đọng. Nếu bị thâm hụt vì cá chết quá nhiều thì phải thả bù lại.
Chuẩn bị lồng bè nuôi cá
Lồng để nuôi cá không quá phức tạp, bà con có thể ngăn cách các lồng bằng bạt hoặc lưới, trong một khu vực nước thì chuẩn bị lồng có nắp và lưới rào để đảm bảo không bị thất thoát cá.
Thức ăn cho cá hồng mỹ
Nhất định bà con chăn nuôi không được lơ là khâu thức ăn vì đây là yếu tố quyết định gần 50% khả năng sống sót của cá.
Chất lượng thức ăn cũng nên được đầu tư để nâng cao năng suất, tỉ lệ sinh trường và sinh sản.
Thức ăn cho cá hồng mỹ thì có hai loại, thức ăn tươi (tạp) và thức ăn công nghiệp.
Bà con có thể tìm mua các loại cá nhỏ tạp, tép, hoặc sinh vật phù du để xay nhuyễn và cho cá ăn. Loại thức ăn này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và mùa màng. Thức ăn cũng nên được sát khuẩn kĩ càng trước khi cho cá ăn.
Thức ăn công nghiệp là những viên thức ăn nổi, có độ dinh dưỡng đáp ứng ít nhất 50% nhu cầu của cá. Cá hồng mỹ có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, độ đạm điều chỉnh trong khoảng 40% và chất béo là 10% để cá phát triển nhanh và tốt.
Kích cỡ thức ăn cũng là một lưu ý quan trọng, không nên để thức ăn quá kích cỡ vì cá sẽ không có hiệu suất bắt mồi tốt.
Khẩu phần ăn cho cá giảm dần theo kích cỡ và độ lớn của cá, cá càng lớn thì càng không nên cho ăn nhiều. Tỉ lệ thức ăn so với cơ thể cá sẽ giảm dần từ 15% đến 4% đối với thức ăn tạp, và từ 10% đến gần 3% đối với thức ăn công nghiệp.
Bổ sung vitamin C và khoáng chất định kỳ, có thể nghiền nhỏ các viên chuyên dụng hoặc dùng dạng bột, pha vào thức ăn trước lúc cho ăn khoảng 15 phút để thuốc ngấm.
Lưu ý nhỏ trong quá trình nuôi
Một số lưu ý dành cho bà con trong một số kỹ thuật như: khi cho cá ăn, phải chú ý thời gian lúc mát mẻ, cho cá ăn hai lần một ngày.
Lúc cho ăn nên cho ăn từ từ để đảm bảo cá đớp đủ thức ăn, khi cá còn nhỏ thì có thể ngâm thức ăn từ từ trên tầng nông của nước để tránh cá ăn vội sẽ bị no quá.
Nếu nuôi nhiều cá thì nên thường xuyên kiểm tra kích thước cá trung bình theo định kỳ.
Bà con vừa xem qua giáo trình chi tiết từ A đến Z mô hình nuôi cá hồng mỹ lồng bè trên biển, đây là một phương pháp không khó mà còn thu về lợi nhuận cao. Nếu ai có thắc mắc gì, hãy cùng nhau thảo luận nhé.