Nói đến nuôi vịt thì chúng ta thường nghĩ ngay đến nuôi vịt trên ao, nhưng hình thức này có nhiều rủi ro về dịch bệnh. Vì vậy nuôi vịt trên cạn là hướng đi an toàn và đảm bảo cho bà con nông dân hiện nay. Bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật nuôi vịt trên cạn xem có gì ưu việt hơn nhé.
Điểm ưu việt của mô hình nuôi vịt trên cạn
Nuôi vịt truyền thống không còn là phương thức thích hợp nữa vì rủi ro dịch bệnh lây lan rất cao. Hiện nay, bà con nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, đặc biệt là nuôi vịt. Mô hình nuôi vịt trên cạn được đánh giá là thích ứng với khí hậu tốt, chất lượng sản phẩm cao, thu nhập ổn định, nhất là bảo vệ được môi trường.
Nuôi vịt trên cạn có thể không theo mùa vụ. Khi nuôi vịt kết hợp trồng cây có thể coi như 1 mũi tên trúng 2 đích.
Hơn hết, nuôi vịt trên cạn người nông dân có thể chủ động lựa chọn vị trí chăn nuôi bất cứ đâu. Nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản để thích hợp cho vịt sinh sống và phát triển. Không những vậy còn giảm thiểu được mùi hôi, tiết kiệm chi phí, dễ dàng thu hoạch trứng. Quả là một hướng đi an toàn và hiệu cho cho người muốn nuôi vịt thành công.
Chọn giống
Bước đầu tiên để chuẩn bị cho một phi vị làm ăn bạc triệu luôn là khâu chọn giống.
Các giống vịt thích hợp để nuôi trên cạn: Vịt chuyên thịt (CV Super M, Szarxvas, vịt Bắc Kinh, vịt nông nghiệp), vịt chuyên trứng (vịt cỏ, Khaki Campbell, CV 2000 Layer) và vịt kiêm dụng (vịt bầu, vịt biển 15 – Đại Xuyên, vịt đốm Lạng Sơn…)
Chọn giống nuôi vịt trên cạn phải đảm bảo yêu cầu về ngoại hình như lông đẹp, mắt sáng..và sức khỏe như phản ứng nhanh nhẹn.
Kỹ thuật nuôi vịt trên cạn
Nuôi vịt trên cạn có thể nuôi dưới nhiều hình thức, tùy vào điều kiện để có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau để chăn nuôi một cách tốt nhất.
Nuôi vịt trên cạn kết hợp trồng cây
Điều kiện thích hợp là diện tích đất phải rộng rãi thoáng mát, vườn rộng, cây phải cao trên 1m để tránh làm vịt bị thương. Đất không bị nhiễm mặn nhiễm phèn, tơi xốp sao cho thích hợp trồng các loại cây đã chọn. Bên ngoài sử dụng dây thép hoặc gạch quây lại tránh vịt bị thất thoát do chạy mất, trộm cắp.
Nuôi vịt trên cạn nhốt chuồng
Để nuôi vịt nhốt chuồng thành công cần đảm bảo yêu cầu về chuồng trại.
Làm chuồng nuôi vịt trên cạn
Nuôi vịt trên cạn cũng như nuôi các con vật khác, điều kiện cần thiết chính là chuồng nuôi. Chuồng trại nuôi vịt phải có vị trí thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, khô ráo, không ẩm ướt tránh vi khuẩn sinh sôi, cách xa khu dân cư.
nuôi vịt trên cạn cần được chia nhỏ các ô riêng biệt để dễ bề quản lý. Kiểu chuồng phổ biến là kiểu chuồng mở thoáng, thiết kế bao gồm chuồng, sân và ao bơi cho vịt.
Vật liệu: Có thể tận dụng gỗ, tre, mái lá…để tiết kiệm chi phí. Kích thước: Chuồng rộng trên 10m, tùy vào số lượng nuôi để quản lý mật độ cho phù hợp.
Mái chuồng: Cách nền khoảng 4m và có độ dốc nhất định. Nền chuồng làm bằng xi măng, lát gạch.
Sân chơi: Rộng rãi thông thoáng, có cây xanh tạo bóng mát.
Nếu nuôi vịt sinh sản thì phải bố trí các ổ đẻ. Sử dụng các chất độn chuồng như: rơm khô, vỏ trấu, mùn cưa được phơi khô.
Nhiệt độ: vịt mới đẻ 1 – 3 ngày tuổi thì 30 – 32 độ C, vịt từ 4 ngày tuổi trở lên đạt 20 – 25 độ C.
Độ ẩm: 60 – 70%.
Nuôi vịt trên cạn nhốt chuồng có sân chơi
Sân chơi làm bằng xi măng hoặc lát gạch. Phải dọn dẹp vệ sinh, quét dọn hằng ngày. Máng ăn để trong chuồng còn máng uống thì để ngoài sân chơi.
Chăm sóc vịt khi nuôi trên cạn
Cách làm lồng úm vịt con
Để đảm bảo mật độ phù hợp thì lồng úm có thể làm tại nhà với kích thước 2 x 1 x 0,5m khoảng từ 150 con trong tuần đầu và khoảng 100 con trong tuần 2.
Trong lồng úm phải có: máng ăn, máng uống, chụp sưởi, quây kín để tránh mưa gió đe dọa sức khoẻ của vịt.
Thức ăn nuôi vịt
Thức ăn phải đảm bảo không bị ôi thiu hay nhiễm độc, kiểm tra chất lượng thức ăn thường xuyên.
Vịt có thể ăn các loại thức ăn như: cám, gạo, ngô, cao lương…đảm bảo đủ năng lượng, protein, canxi và vitamin. Vịt ở mỗi giai đoạn có những chế độ ăn khác nhau.
Ví dụ vịt con thì cho ăn gạo nấu chín trộn với một số khoáng chất. Vịt 5 – 8 tuần tuổi cho ăn ngũ cốc nghiền nhỏ trộn với nhau, kết hợpcác loại bột xương, bột sò, vitamin tăng cường sức khỏe cho đàn vịt.
Lưu ý khi nuôi vịt sinh sản
Khi nuôi vịt sinh sản, điều cần để tâm là thời gian để khai thác và thu hoạch trứng. Ví dụ vịt sinh sản thì cho đẻ nhiều vào 2 năm đầu, năm thứ 3 trở đi khả năng đẻ giảm. Mỗi lần đẻ cần cho vịt nghỉ ngơi. Vịt chuyên thịt thì cho đẻ 2 năm.
Cách dập vịt đẻ
Dập dợm: Cách này ta phải cho vịt nhịn ăn và uống 2 ngày. Cách này có nhiều hạn chế vì đôi khi vẫn có con đẻ và sản lượng trứng năm sau không chất lượng, tăng chậm.
Dập nhổ lông cánh, đuôi: Nhổ hết lông ở cánh và đuôi sau khi cho vịt nhịn uống 2 ngày. Cách này khuyên làm hơn vì sau đó vịt sẽ ngưng đẻ, sản lượng trứng tăng nhanh.
Nuôi vịt trên cạn cần lưu ý dịch bệnh, nên kiểm tra sức khỏe của đàn vịt thường xuyên, tuân thủ tiêm phòng vắc – xin chặt chẽ, muốn biết chi tiết hơn thì tìm hiểu ngay: https://agri.vn/cac-benh-thuong-gap-o-vit-ba-con-nen-nam-ky/