Nuôi cá trê lai mà không biết cách phòng bệnh cho cá thì không khác gì chơi trò may rủi. Bạn sẽ cá cược vận mệnh cuộc đời mình vào đàn cá mà không rõ liệu có thu được lợi nhuận hay không. Chỉ cần một con nhiễm bệnh thì cả đàn sẽ hóa thành những cái xác không đồng. Ước mơ tiền tỉ tan biến trong hư không!
Những biện pháp phòng bệnh cần thiết cho cá trê lai
Trong suốt quá trình nuôi cá trê lai, nếu nuôi trong bể xi măng, bà con phải đảm bảo bể được cải tạo đúng tiêu chuẩn. Có nguồn nước sạch, an toàn và luôn có độ pH thích hợp.
Cá trê lai khi nuôi không nên thả với mật độ quá dày đặc khiến chúng thiếu môi trường để sống cũng như xảy ra những tranh chấp không cần thiết về đồ ăn hoặc va phải nhau trong quá trình di chuyển. Bên cạnh đó, đàn cá khi đã lớn thì nên phân loại và giảm dần mật độ nuôi để duy trì môi trường sống tốt cho cá. Không thả cá với mật độ quá dày, khi đàn cá lớn nên phân loại, giảm mật độ nuôi đảm bảo môi trường sống cho cá.
Đối với nguồn thức ăn cho cá trê lai thì tốt nhất là tự làm và luôn đảm bảo về mặt chất lượng, dinh dưỡng. Bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo. Tránh ẩm mốc, ôi thiu hoặc để gián, chuột đụng vào.
Bà con nên theo dõi hoạt động, thói quen sinh hoạt, ăn uống của đàn cá trê lai hằng ngày để dễ dàng nhận thấy sự thay đổi bất thường của chúng. Nếu cá có biểu hiện lạ, nghi ngờ mắc bệnh, bà con nên có phương hướng xử lý ngay.
Cách phòng trị một số bệnh thường gặp ở cá trê lai
Tên bệnh |
Thối vi cá, xuất huyết nội tạng và tiết nhờn ngoài da |
Sưng mình, thối bụng |
Vàng da |
Biến dạng đầu và toàn thân |
Nguyên nhân | Chủ yếu do sán lá đơn chủ và vi khuẩn gây ra.
Bệnh này có tính di truyền, thường sẽ di truyền từ cá trê lai giống sang. |
Do vi khuẩn Aeromonas và Cohumnaris gây ra. | Thức ăn cho cá trê lai bị không đảm bảo chất lượng, hư hỏng, nghèo dinh dưỡng. | Thiếu VitaminC (chủ yếu từ thức ăn). |
Biểu hiện | Vi cá bị thối, da có nhiều điểm bị tổn thương và có hiện tượng xuất huyết. Phần da bị xuất huyết có màu đen sẫm hơn bình thường.
Mang và thân cá tiết nhiều nhờn. Cá có hiện tượng khó thở, bơi loạn xạ, vô hướng. |
Có hiện tượng xuất huyết ở tia vi.
Bộ râu cong quặp, phần bụng sưng to và có hạch nổi lên ở gốc vi ngực. Cá trê lai thường chán và bỏ ăn. Thân tiết ra nhiều nhờn. Bệnh này tỉ lệ chết nhanh. |
Da cá bị vàng.
Cá bỏ ăn, ăn chậm, ăn ít. Tỉ lệ chết cao. |
Thân bị biến dạng, có hình thù khác lạ.
Đầu cá trê lai méo mó. Phần cổ ở giữa 2 vi ngực của cá có hiện tượng xuất huyết. |
Cách phòng trị bệnh | Kỹ lưỡng trong khâu chọn giống.
Tắm cho cá trê lai đúng cách trước khi thả vào bể. Khi cá mắc bệnh, giảm mực nước trong bể xuống mức tối thiểu. Hòa thêm formalin với nồng độ 30 – 50ppm (30 – 50g/m3) vào bể và tắm cho cá trong 2 ngày. |
Cách 2 ngày thay nước bể cá 1 lần. Mỗi lần thay từ thay khoảng 1/3 lượng nước trong bể nuôi.
Bón vôi nồng độ 1,5-3kg/100m2 và 1 tá muối cho diện tích bể tương tự. |
Thay nước trong bể.
Ép cá nhịn ăn trong vài ngày Bón vôi cải tạo 1,5-3kg/100m2. |
Bổ sung Premix Vitamin định kì cho cá theo liều lượng theo liều lượng chỉ định.
Khi cá mắc bệnh, trộn 1g VitaminA trong 1kg thức ăn, nén thành viên và cho cá ăn liên tục trong 1 tuần. |
Xem thêm: Cách lựa chọn cá trê lai làm giống khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng