Trong 10 năm gần đây, cây sầu riêng đã mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao cho người nông dân và được mệnh danh là “cây tiền tỷ”. Vì vậy, cây sầu riêng đã và đang được người dân chọn làm cây trồng chủ lực không chỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long mà cả ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Không chỉ có hương vị thơm ngon, mà cơm sầu riêng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Bài viết này tôi xin giới thiệu với các bạn cách trồng sầu riêng Ri6 trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Mời bạn cùng dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi nhé!
Khoảng cách cây trồng
Trước khi tiến hành đào hố trồng sầu riêng thì các bạn cần biết một số điều về khoảng cách khi trồng.
– Khoảng cách các cây trồng không được quá dày mà phải thông thoáng để cây có thể sinh trưởng tự do, thuận lợi. Bên cạnh đó việc trồng thưa sẽ giúp bà con chăm sóc cây dễ dàng hơn, đặc biệt sẽ hạn chế được bệnh thối trái do lây từ các trái gần nhau.
Cách đào hố
– Khi đào hố, trong trường hợp đất tốt thì các bạn sẽ đào với kích thước là 60 x 60 x 60cm, còn nếu đất hơi cằn cỗi thì sẽ đào với kích thước là 70 x 70 x 70cm.
– Sau đó trộn đất với 15 – 20kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 200g phân npk với tỉ lệ 16-16-8, lấp lại vào hố 5 ngày trước khi trồng.
Trồng cây
Khi trồng, các hộ phải thật thận trọng khi loại bỏ bao nilon, tránh làm vỡ bầu cây, đặt cây vào hố cẩn thận, lấp đất đến bề mặt cây non. Sau đó lấp kín mặt bầu, nén đất và vun lên cao hơn mặt xung quanh để không đọng nước khi mưa hay khi tưới cây. Cuối cùng, dùng rơm, cỏ dại phủ kín gốc để giữ ấm cho cây.
Cách chăm sóc
– Trong giai đoạn cây mới trồng, các bạn cần chú ý việc che mát cho cây, tưới đủ nước để cây phát triển tốt, nhanh ra hoa kết trái. Mùa khô lại càng cần nhặt rác xung quanh giữ ẩm cho cây và chế độ tưới cây hợp lý để cây không bị khô hạn.
– Ngoài ra, việc chắn gió cho cây cũng rất quan trọng. Bà con có thể chắn gió cho cây bằng cách trồng các loại cây chắn gió và che bóng như : keo lai, xà cừ… các loại cây ký chủ của nấm phytophthora như: đu đủ, dứa, ca cao . . . thì không trồng gần.
– Các loại sâu bệnh thường gặp đối với giống sầu riêng Ri6 đó là: rầy phấn, rệp, sâu đục trái, bệnh thối gốc chảy nhựa và bệnh cháy lá chết ngọn…
Cách bỏ phân
Để sầu riêng Ri6 có thể phát triển nhanh, sớm ra trái, các bạn cần bổ sung thêm lượng phân bón vào 4 đợt trong năm. Đối với cây con thì cần thêm 5 – 10kg phân hữu cơ/năm, kết hợp thêm với phân vô cơ có lượng đạm cao và tăng dần ở những năm đầu cho trái.
Cách tỉa cành
– Những cành yếu, nhiễm sâu hại hay là mọc đứng, mọc sát đất, cành mọc ở gốc ghép thì cần phải loại bỏ. Khoảng cách giữa các cành khi cây còn nhỏ là 10cm còn với cây lớn là 30cm. Không nên cắt những cành mọc ngang mà hãy giữ lại và chăm sóc những cành mọc và phân bố đều các hướng, cành khoẻ mạnh.
– Khi cây ra hoa, kết trái ta hãy tiến hành loại bỏ những bông hoa bị sâu, nhiều hoa mọc cùng 1 chùm, những trái bị sâu bệnh hay là quả không được tròn đều.
– Tỉa cành, tạo tán và cắt bỏ các cành ốm yếu để không nuốt đi chất dinh dưỡng của cành khỏe. Chỉ để lại một ngọn, cành mọc từ gốc ghép, cành mọc đứng hay cành mọc gần mặt đất.
– Sau khi cây ra trái, bà con cần tỉa bỏ bớt hoa và loại trái mọc dày, méo mó, sâu bệnh.
Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về cách trồng sầu riêng Ri6. Bạn có thể tham khảo thông tin này để thuện tiện hơn trong việc trồng và chăm sóc loại cây ăn trái này. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!