Cách Trồng Trầu Bà Đơn Giản Tại Nhà

0
3342
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Gần đây, thay vì mua cây ngoài cửa hàng, xu hướng của nhiều người là tự tay mình trồng những chậu cây xinh xắn tiêu biểu là cây trầu bà để trang trí cho không gian sinh hoạt của gia đình mình. Vậy trồng trầu bà có phức tạp hay không, đâu là cách trồng trầu bà đúng chuẩn. Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

  1. Nội dung chính

    Đặc điểm của cây trầu bà

Cây trầu bà có tên khoa học là Epipremnum aureum, là cây thuộc họ ráy có nguồn gỗ từ Indonesia. Đây là cây thân thảo dạng leo, có lá đơn, gốc lá hình trái tim đặc trưng, thuôn dài ở đỉnh. Cây trầu bà sở hữu lá xanh toàn phần, cũng có khi có những đốm vàng trên lá. Cụm hoa trầu bà dạng mo, cuống ngắn, bò dài hoặc buông thõng trên các chậu cây treo. Rễ sẽ rất đẹp nếu được trồng trong bình thủy sinh. Cây trầu bà vừa để làm cây trang trí vừa có tác dụng sinh học tốt cho môi trường và con người.

Cây trầu bà đế vương được rất nhiều người yêu thích
Cây trầu bà đế vương được rất nhiều người yêu thích  
  1. Ý nghĩa cây trầu bà

Bên cạnh cái tên cây trầu bà, loại cây này còn được biết đến với cái tên như vạn niên thanh, thiết mộc lan,.. là biểu tượng cho sự nỗ lực vươn lên không ngừng trong cuộc sống. Theo phong thủy, cây trầu bà là bảo bối đem lại bình an, may mắn cho những ai sở hữu loại cây này. Cây trầu bà phát huy tác dụng phong thủy tốt khi đặt đúng vị trí. Thường thì người ta sẽ đặt chậu trầu bà ở bàn làm việc, ban công, cửa sổ,… nơi nào có ánh sáng thì cây sẽ phát triển tốt.

Cây trầu bà là biểu tượng cho sự nỗ lực vươn lên không ngừng trong cuộc sống
Cây trầu bà là biểu tượng cho sự nỗ lực vươn lên không ngừng trong cuộc sống
  1. Cách trồng cây trầu bà đơn giản tại nhà

3.1 Cách trồng cây trầu bà leo cột

Thông thường loại trầu bà leo cột sinh trưởng mạnh mẽ nên rất dễ nhân giống. Bạn chỉ cần chọn cắt một cành nhánh khỏe mạnh và mang trồng vào đất dinh dưỡng. Đặc biệt lưu ý cắm cành vào chính giữa chậu trồng. Sau đó, chôn vào bên cạnh một chiếc cọc gỗ cứng cáp. Điều này giúp dây trầu bà khi lớn quấn chặt leo lên cao. Sau một thời gian, cành trầu bà sẽ mọc ra rễ và phát triển thành cây con. Cây con mới được nhân giống có lá nhỏ, tuy nhiên cũng chớ quá lo lắng, lá sẽ lớn dần theo sự sinh trưởng của cây.

3.2 Cách trồng trầu bà trong nước

Thủy canh là phương pháp được sử dụng phổ biến khi trồng cây trầu bà bên cạnh cách trồng thông thường. Cách trồng cây trầu bà trong bình nước yêu cầu bạn cần chuẩn bị 1 chậu/bình thủy tinh, một giỏ nhựa có kích thước phù hợp với cây trồng. Tiếp theo tách cây từ chậu đất hoặc dùng các cây đã được nuôi lớn với giá thể. Lưu ý sử dụng nước rửa sạch rễ cây và cắt hết phần rễ bị hỏng, chỉ giữ lại rễ chính và rễ khỏe trước khi tiến hành những công đoạn tiếp theo. Đặt cây vào giỏ nhựa trong bình nước thủy tinh, hòa vào trong đó một ít dung dịch dinh dưỡng thủy canh vào bình nước để cung cấp dưỡng chất cho cây phát triển. Ước chừng khoảng 15-20 ngày, khi tất cả các bộ phận của rễ đã phát triển đều, đẹp thì có thể bổ sung cho cây thêm dung dịch dinh dưỡng là cây có thể phát triển tốt.

Có 2 cách để trồng trầu bà đơn giản tại nhà
Có 2 cách để trồng trầu bà đơn giản tại nhà
  1. Kỹ thuật chăm sóc cây trầu bà

– Đất: Cây trầu bà thích nghi tốt với loại đất xốp, thoáng khí nhưng lại giữ được ẩm.  Để có loại đất này, bạn có thể tiến hành trộn nhiều xơ dừa, trấu, tro, than củi, phân chuồng hoai mục. Trong trường hợp không tạo được loại đất như trên, thay thế sang đất vườn, đất thịt cây cũng vẫn có thể sống được.

– Ánh sáng: Là loại cây ưa bóng râm, thích ánh nắng nhẹ buổi sáng và buổi chiều muộn, hoặc chỉ cần ánh sáng điện huỳnh quang là cây có thể phát triển tốt, nếu bạn để ngoài trời nên dùng lưới che đi 70% ánh nắng, không lá cây sẽ bị cháy nắng.

– Nhiệt độ: Cây trầu bà không chịu được lạnh, do đó, cần đảm bảo nhiệt độ trên 8 độ C. Nhiệt độ trồng cây trầu bà lý tưởng nhất là trong khoảng từ 15 độ C – 30 độ C để cây có điều kiện phát triển mạnh nhất.

– Nước: Trong trường hợp bạn để cây ngoài trời thì có thể một ngày tưới nước 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, còn để trong nhà thì 1 tuần tưới 2 lần mỗi lần đủ ẩm đất là được. Riêng với loại trầu bà thủy sinh thì khi nào cạn nước bạn đổ thêm nước là được. Khi trồng bằng phương pháp thủy sinh, bạn cần giữ nước trong cho bình. Nếu rễ mọc nhiều thì bạn có thể tỉa bớt hoặc chuyển sang bình lớn hơn.

– Cách xử lý khi cây bị héo: Nếu thấy lá có hiện tượng vàng, úa thì cần phải có biện pháp kịp thời giúp cây hồi phục lại sự sống. Không nên cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh năng mặt trời vì có thể làm cây bị chết. Khi trồng cũng cần hạn chế các tác động mạnh tới cây khi các chức năng của cây chưa ổn định. Thời gian này bạn chỉ cần cắt bỏ lá vàng úa, khô héo là được. Đồng thời cũng cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây.

Đọc kỹ các kỹ thuật trồng cây trầu bà để không trồng sai cách
Đọc kỹ các kỹ thuật trồng cây trầu bà để không trồng sai cách

Trên đây là những thông tin về cách trồng trầu bà mà agri.vn muốn chia sẻ với các bạn. Nếu thấy hữu ích hãy lưu về tham khảo thêm nhé

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây