Nấm là loại thực phẩm thơm ngon, dễ ăn, giàu dinh dưỡng mà người Việt rất yêu thích thường đưa vào bữa ăn hàng ngày. Nấm cũng rất đa dạng về chủng loại như nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ,… Do đó, nhiều hộ gia đình muốn phát triển mô hình trồng nấm theo công nghệ cao vừa cung ứng cho gia đình, lại dễ kiếm về lợi nhuận cao. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn mô hình công nghệ trồng nấm và lợi ích làm giàu cho người nông dân Việt.
-
Mô hình công nghệ trồng nấm theo kỹ thuật hiện đại
Để áp dụng thành công công nghệ cao vào mô hình trồng nấm, người nông dân cần thực hiện theo đúng quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và địa điểm trồng nấm
Ở bước này, người nông dân cần phải chuẩn bị các nguyên liệu dùng để trồng nấm. Thường người ta sẽ thu gom các phế thải nông nghiệp nhu mùn cưa, vỏ trấu, rơm rạ, bông phế liệu,… cùng các loại phân hữu cơ và phân vô cơ đóng vai trò là các chất phụ gia .
Sau khi đã có đủ các nguyên liệu cần thiết người ta tiến hành chọn địa điểm trồng nấm. Nơi trồng nấm thường phải là nơi thoáng mát, sạch sẽ, không dễ ứ đọng nước, không gần các chuồng trại hay nơi ô nhiễm.
Hiện nay ngoài việc trồng nấm ngay trong nhà trên các kệ gỗ, người ta thường chủ động dựng nhà lán theo các kiểu như nhà chữ A hay nhà kính lưới.
Bước 2: Tiến hành trồng nấm vào nhà xưởng
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ quy trình trồng 3 loại nấm phổ biến nhất hiện nay là nấm rơm, nấm sò và nấm mỡ theo thời vụ như sau:
- Nấm rơm: tháng 4 đến tháng 9
- Nấm sò: tháng 10 đến tháng 3
- Nấm mỡ: tháng 10 đến tháng 2
Mô hình trồng nấm rơm
- Chất rơm hoặc mùn cưa thành đống rộng tưới nước, ủ giữ nhiệt từ 7 – 10 ngày rồi chất ra luống
- Chọn meo giống nấm rơm có sợi tơ nấm màu trắng trong, mùi thơm, không chọn bịch có màu khác, bị ướt nhão hay mùi hôi chua
- Xếp mô và rắc meo giống
- Chăm sóc: không tưới nước 3 – 5 ngày đầu, giai đoạn tiếp theo phun nhẹ nước trực tiếp xung quanh nấm để giữ ẩm. Khi nấm ra dày thì tiến hành tưới nước 2 – 3 lượt mỗi ngày, phòng nấm mốc và chống côn trùng
- Thu hoạch sau 10 -14 ngày sau khi ủ rơm
Mô hình trồng nấm sò
- Ngâm rơm rạ hoặc phế thải nông nghiệp trong nước vôi theo tỷ lệ thích hợp khoảng 15 – 20 phút rồi vớt lên để ráo
- Rải nguyên liệu đã xử lý lên kệ trồng nấm bọc nilon ủ giữ nhiệt 10 – 12 ngày, cứ sau 3 – 4 ngày lại tiến hành đảo rơm, cung cấp ẩm nếu cần thiết
- Cho nguyên liệu vào từng túi nilon dày 5 – 7cm, rắc nấm xung quanh thành túi khoảng 3 lớp rồi dùng bông nhét vào miệng túi quấn chặt
- Cấy giống 20 – 25 ngày tiến hành rạch bịch, tưới nước phun sương 4 – 6 lần mỗi ngày
- Khi thấy bầu nấm bằng chén uống nước nhỏ thì thu hái theo từng đợt, mỗi lứa thu hoạch được khoảng 3 – 4 lần cách nhau 30 – 45 ngày
Mô hình trồng nấm mỡ
- Ngâm phế thải nông nghiệp hoặc rơm rạ vào nước vôi theo tỷ lệ thích hợp 15 – 20 phút để ráo nước khoảng 12 tiếng đồng hồ rồi đem ủ thành đống cùng phân ure và sunfat
- Ủ nguyên liệu trong vòng 10 – 15 ngày, cứ 3 – 4 ngày lại tiến hành đảo, đủ thời gian thì tiến hành giũ tơi và cho vào khay
- Cuộn nguyên liệu vào luống khoảng 1 tuần bắt đầu cấy giống, 15 ngày sau phủ đất dạng viên và tưới đều bề mặt
- Chăm sóc thu hái khi nấm đã đạt tiêu chuẩn
Như vậy với mỗi loại nấm khác nhau, cách chuẩn bị nguyên liệu, cấy giống trồng, chăm sóc và thu hái cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, trước khi áp dụng mô hình trồng nấm, bạn cần phải tìm hiểu rõ giống nấm mình muốn trồng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
-
Ưu điểm nổi bật của công nghệ trồng nấm hiện đại
Thay đổi phương pháp trồng nấm truyền thống bằng công nghệ trồng nấm theo kỹ thuật hiện đại mang đến nhiều lợi ích tích cực cho người nông dân:
- Kỹ thuật trồng không quá phức tạp, chỉ cần hiểu bản chất là có thể thực hiện được
- Tận dụng được nguồn phế thải nông nghiệp vào trồng trọt, tiết kiệm vốn đầu tư ban đầu
- Rút ngắn thời gian trồng nấm, cho năng suất và chất lượng cao
- Không tiêu tốn diện tích quá nhiều
- Là giải pháp trồng nấm sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu thụ
- Sử dụng công nghệ tưới phun tự động có thể tiết kiệm được nguồn nhân công, tăng thêm lợi nhuận hàng năm
Nhìn chung, công nghệ trồng nấm du nhập vào nước ta đang ngày càng được bà con nông dân tại các địa phương ứng dụng rộng rãi. Từ đó nâng cao hiệu suất kinh tế, góp phần phát triển nông nghiệp cho nước nhà.