Bệnh vàng lá gân xanh (Greening) đã và đang gây thiệt hại nặng trên cây cam soàn, cam sành, bưởi, chanh giấy. Lịch sử đã ghi nhận vào thập niên 90 thế kỷ XX vùng Phủ Quỳ (Nghệ An)-vùng trồng cam Vinh ngon nổi tiếng đã bị bệnh greening phải chặt bỏ hàng loạt. Hiện nay, ở các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp có từ 60% tới gần 100% diện tích cây có múi nhiễm bệnh vàng lá gân xanh đang gây thiệt hại nặng cho bà con nông dân trồng cam, quýt, bưởi. Xin giới thiệu kinh nghiệm phòng trừ bệnh này.
Đặc điểm nhận biết bệnh vàng lá gân xanh
Trên lá: Cây bị bệnh phiến lá hẹp và nhọn như hình tai thỏ. Khoảng cách giữa các lá ngắn lại, lá vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn xanh (người ta thường gọi vàng lá gân xanh).
Trên quả: Cây bị bệnh ra hoa nhiều đợt, có thể trên cùng một nhánh cây vừa mang quả vừa có hoa. Quả nhỏ hơn bình thường, méo mó, khi bổ dọc quả ra thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên, quả chín ngược. Trên quả bị bệnh hạt thường bị thui đi, có màu nâu.
Trên rễ: khi cây bị bệnh hệ thống rễ cây cũng bị thối nhiều. Đa số những rễ tơ bị mất đi chỉ còn lại hệ thống rễ chính, thậm chí rễ chính cũng bị thối.
Sự kết hợp giữa các đặc điểm nhận biết trên cùng với việc xuất hiện của rầy chổng cánh trong vườn có thể xác định đó là bệnh vàng lá Greening. Để phòng trừ bệnh Greening trên cây có múi (Cam, Quýt, Bưởi…) phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp đồng bộ và có tính cách rộng rãi trong vùng mới đem lại hiệu quả cao.
Phòng trừ môi giới truyền bệnh (Rầy chổng cánh)
Tiến hành phòng trừ rầy chổng cánh, nhằm ngăn chặn khả năng truyền bệnh của rầy. Phun định kỳ bảo vệ các đợt lộc non, nhất là vào mùa xuân, hay đầu mùa mưa, vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng.
Trồng xen ổi trong vườn cây có múi để xua đuổi Rầy chổng cánh. Đồng thời kết hợp nuôi thả kiến vàng trên vườn hạn chế mật số rầy chổng cánh.
Xử lý nguồn bệnh
Cắt bỏ tất cả các cành bị bệnh nặng đem đốt. Các dụng cụ chăm sóc khi đem dùng cho cây khác phải được khử trùng bằng cồn cao độ.
Bón phân
Bón phân cân đối tăng sức đề kháng và sức chống chịu sâu bệnh cho cây.
Sau khi thu hoạch bón phân trung, vi lượng SAO ĐỎ với lượng 5-10 lít 1 gốc ( 1 xô Sao đỏ pha 2000 lít nước ).
Kết hợp phun phân bón lá sinh học A4 giúp cây phát triển ngọn, thân cành khỏe giúp cây chống chịu sâu bệnh. Pha 500ml Phân bón lá A4 với 500 lít nước phun đẫm thân, cành, lá định kỳ 30 ngày/lần.
Thêm 1 số cách để hạn chế bệnh vàng lá gân xanh
Trồng cây giống khỏe, sạch bệnh.
Trồng với mật độ hợp lý tránh giao tán.
Tỉa cành, tạo tán giúp cho vườn thông thoáng.
Loại bỏ cây nhiễm bệnh, kiểm soát và phòng trừ rầy trên vườn và trên các cây ký chủ.
Chúng tôi mon rằng qua nôi dung bài viết này, bà con nông dân sẽ nắm rõ hơn thông tin liên quan đến bệnh vàng lá gân xnah và có cách phòng trị phù hợp với cây trồng. Chúc bà con thành công, cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi bài viết!