Gạo là loại thực phẩm mà không thể thiếu đối với mỗi gia đình ở Việt Nam. Khoảng 100% người Việt sử dụng gạo là một lương thực chính cho bữa ăn thường ngày. Tuy nhiên canh tác nông nghiệp hiện đại đã lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, chất kích thích, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và môi trường, bên cạnh đó cũng làm giảm lượng chất dinh dưỡng có trong nông sản. Chính vì thế gần đây các sản phẩm nông sản hữu cơ đang là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu đối với người tiêu dùng. Gạo hữu cơ được người tiêu dùng ưa chuộng để sử dụng trong bữa cơm gia đình hằng ngày. Dưới đây là một số lợi ích mà gạo hữu cơ mang lại cho sức khỏe con người.
Gạo hữu cơ là gì?
Gạo hữu cơ là thành phẩm từ giống lúa được trồng bằng quy trình khoa học tự nhiên, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học. Thay vào đó, lúa được chăm sóc kĩ càng bằng phân bón vi sinh hữu cơ trong quy trình hiện đại bậc nhất.
Để trồng lúa hữu cơ thì đất phải sạch, không được có dư lượng hóa học vượt quá mức quy định. Vùng trồng lúa nằm trong khu vực không bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp, các vùng đất ô nhiễm hoặc là các khu vực không đủ đảm bảo về mức độ ô nhiễm khác.
Mặc dù giá thành có hơi cao hơn nhiều loại gạo khác trên thị trường tuy nhiên mọi người lại ưa chuộng gạo hữu cơ cũng là vì lí do điều kiện chăm sóc như thế, hạt gạo được tạo ra sẽ có chất lượng cao nhất, bao chứa hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.
Gạo hữu cơ có tác dụng gì?
Gạo hữu cơ đem lại giá trị dinh dưỡng cao hơn
Một điều quan trọng nhất khiến người tiêu dùng ưu tiên chọn gạo hữu cơ chính là nằm ở giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của nó. Trong gạo chứa hàm lượng vitamin B1 cùng nhiều thành phần vi lượng khác góp phần thúc đẩy sức đề kháng tăng cao cho cơ thể.
Dinh dưỡng có trong gạo hữu cơ rất dễ hấp thu
Gạo hữu cơ luôn giàu dinh dưỡng, được đảm bảo cho sự an toàn sức khỏe của người sử dụng và đây chính là lí do. Gạo không bao hàm các chất độc hại nào, vì thế mà cơ thể có thể hấp thụ dễ dàng hết tất cả các chất dinh dưỡng có sẵn trong gạo hữu cơ.
Tác dụng tốt đối với người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các thành phần trong gạo rất tốt đối với những người đang mắc bệnh tim mạch, tiểu đường. Ngoài ra, trong gạo còn chứa một hàm lượng chất xơ cùng chất chống oxy hóa, khoáng chất cao hơn gạo thông thường, đây là các chất hỗ trợ tuyệt đối cho hệ miễn dịch của cơ thể.
Quy trình sản xuất gạo hữu cơ khác gì các loại gạo thông thường?
Không dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học, chất kích thích tăng trưởng trong quá trình canh tác
Tất cả các khâu canh tác bao gồm khâu chọn giống, làm đất đến khâu thu hoạch và chế biến bảo quản đều được kiểm tra chặt chẽ, nhằm mục đích đảm bảo được hàm lượng chất dinh dưỡng của hạt gạo ở mức cao nhất.
Đặc biệt trong quá trình canh tác nếu mong muốn đạt thành công nhất gạo sạch, gạo hữu cơ thì người sản xuất không được sử dụng phân bón hóa học hoặc bất kỳ loại thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng nào.
Thay vì sử dụng các loại phân bón vô cơ thì người ta sẽ sử dụng các loại phân bón hữu cơ thay thế. Đồng thời bên cạnh đó cũng sử dụng các biện pháp sinh học thân thiện, bảo vệ môi trường, tăng số lượng các loại côn trùng, động vật có lợi của cây… để hạn chế sâu bệnh.
Không sử dụng các loại hóa chất hóa học độc hại trong chế biến bảo quản
Gạo hữu cơ được chế biến và bảo quản theo quy trình khép kín, không sử dụng các loại hóa chất chống nấm, mối mọt… để nhằm đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng của gạo nguyên vẹn, bị mất đi.
Gạo hữu cơ tuyệt đối không sử dụng các loại hóa chất tạo trắng, tạo mùi thơm, chính vì thế đây luôn là lựa chọn an toàn cho người sử dụng.
Cách phân biệt gạo hữu cơ với những loại gạo thông thường
Theo kinh nghiệm dân gian, để phân biệt gạo hữu cơ và gạo thông thường thì cần dựa trên sự vỡ vụn và độ nguyên vẹn của hạt gạo. Gạo hữu cơ hạt không quá mảnh và dài, sẽ không bị vỡ vụn khi đem đi xay xát. Nếu trường hợp gạo nát nhiều là do lúa bị gặt khi còn non nên xay xát gạo bị vỡ vụn. Gạo non thường dễ ẩm mốc nên khó bảo quản về lâu dài.
Bà con hãy đọc kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm trước khi mua hàng để xem chúng có chứng nhận tiêu chuẩn như USDA, EU… hoặc là có thể kiểm tra các mã vạch để biết rõ nguồn gốc của sản phẩm.