Nhiều phương pháp canh tác hiện đại được nghiên cứu cùng với những sản phẩm, công cụ hỗ trợ làm nông hiện đại cũng như các loại giá thể trồng cây trong mô hình nhà màng. Nền nông nghiệp Việt ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả cao, năng suất cây trồng tăng, chất lượng nông sản cũng tăng cao. Mô hình trồng cây trong nhà màng, nhà lưới cũng dần được áp dụng tại nhiều tỉnh thành ở nước ta.
Mô hình trồng cây trong nhà màng
Agri sẽ giới thiệu cho bạn một số nhà màng hiện nay ở nước ta:
Phổ biến là mô hình nhà màng ở Đà Lạt để ươm rau giống và trồng các loại rau hoa cao cấp như hoa Hồng, hoa Cúc, ớt ngọt, xà lách, dâu tây.
Nhà kính có hệ thống điều khiển tự động theo công nghệ Thụy Điển tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM;
Nhà màng bán tự động của các nhà đầu tư tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao;
Nhà màng có hệ thống điều khiển tự động theo công nghệ Israel ở các Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng;
Nhà màng trồng hoa của Đà Lạt Hasfarm, sản xuất giống của Công ty Lâm Đài.
Công nghệ, kỹ thuật được áp dụng trong nhà màng
Các công nghệ, kĩ thuật trồng cây không sử dụng đất – công nghệ trồng cây trên giá thể -cũng đã được áp dụng. Bước đầu cho thấy những kỹ thuật này đã mang lại thành công nhất định như nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm.
Hệ thống tưới nhỏ giọt từ hoàn toàn tự động đến bán tự động đã được áp dụng trồng rau trong nhà màng, nhà lưới ở nhiều mô hình khá phổ biến ở các địa phương. Trong đó phải kể đến các tỉnh đi đầu như: tỉnh Lâm Đồng với khoảng 1.000 ha nhà màng, nhà kính (trong đó có 240 ha trồng rau) và 242 ha nhà lưới (114,5 ha trồng rau), tỉnh Vũng tàu 40 ha nhà màng.
Giá thể trồng cây trong mô hình nhà màng
Giá thể là nơi cung cấp cả nước và không khí cho bộ rễ của cây. Những khoảng trống trong giá thể với những kích thước khác nhau cho phép một giá thể có thể thể hiện hai khả năng giữ ẩm và thông thoáng khí cùng một lúc. Tùy vào từng loại cây mà sử dụng giá thể khác nhau để 2 khả năng này đáp ứng được nhu câu của từng loại cây.
Một giá thể tốt phải đáp ứng được nhu cầu cũng như đảm bảo sự phát triển tối ưu cho cây bằng việc cung cấp các yếu tố cần thiết như sau:
- Môi trường ổn định và tối ưu cho bộ rễ phát triển mạnh.
- Tạo không gian thoáng khí cho bộ rễ
- Hấp thụ, giữ nước tốt và duy trì độ ẩm cần thiết cho cây trồng
- Cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây.
Vì vậy với mỗi loại cây trồng và từng vùng khí hậu riêng biệt đều cần có một loại giá thể riêng phù hợp. Giá thể của mỗi loại cây trồng được nghiên cứu, điều chỉnh, thực nghiệm, kiểm tra kỹ lưỡng và cho kết quả chính xác nhất để được phổ biến và ấp dụng rộng rãi.
Hiện nay có rất nhiều loại giá thể được sử dụng để trồng cây trong nhà kính, nhà màng. Việc sử dụng loại giá thể nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, hệ thống tưới đang sử dụng và quan trọng là loại cây trồng…
Những loại vật liệu thường được sử dụng làm giá thể trồng cây trong mô hình nhà màng
Có thể chia giá thể trồng cây làm 2 nhóm chính gồm: nhóm các loại giá thể nhân tạo (rockwool, mốp xốp…) và nhóm các loại giá thể có nguồn gốc tự nhiên (mụn dừa, vỏ thông, tro trấu, than bùn…). Những loại vật liệu được sử dụng riêng lẻ hay kết hợp với nhau theo tỉ lệ phù hợp để tạo thành giá thể tốt nhất sử dụng cho mỗi loại cây trồng.
Than bùn
Than bùn được hình thành ở những vùng trũng ngập nước. Sau quá trình kiến tạo địa chất, quá trình bồi tụ, lắng đọng phù sa đã chôn vùi kể cả cây thân gỗ, làm cho hữu cơ tích tụ thành các lớp và tạo thành than bùn. Nhờ đó mà than bùn có khả năng giữ ẩm, lưu trữ chất dinh dưỡng và mật độ phân giải cao.
Mùn cưa
Mùn cưa là thành phần được bào mòn ra từ các loại gỗ, tre, nứa… Tuy nhiên, chúng không có độ thoáng khí cao nên thường được ủ để làm phân hữu cơ sinh học.
Vỏ thông
Vỏ thông có chứa resin có tính sát khuẩn cao, lâu mục và ít mầm bệnh. Vì thế, chúng thường được dùng để làm giá thể trồng lan.
Xơ dừa
Xơ dừa là thành phần được xé ra từ vỏ của trái dừa. Xơ có khả nẳng giữ ẩm tốt và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, khi sử dụngTrong xơ dừa có chứa hàm lượng lớn tannin, chất chát và một số thành phần khoáng gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cây. Vì vậy trước khi sử dụng, bà con cần phải xử lý để loại bỏ các chất này. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách xử lý giá thể xơ dừa như thế nào ở trong bài viết sau.
Hình ảnh: Mô hình trồng cà chua trên giá thể xơ dừa của công ty Finom
Trấu hun
Vỏ trấu tươi sau khi đốt thì thành phần chính chỉ là carbonhydrate và kali. Vì thế, khi sử dụng trấu hun làm giá thể cần kết hợp thêm những chất có hàm lượng đạm, trung và vi lượng để cây có thể phát triển tốt.
Sỏi nhẹ/Đất sét nung
Là viên đất sét được nung ở nhiệt độ cao. Sỏi nhẹ có pH trung tính, không nhiễm bệnh,… Chúng thích hợp dùng làm giá thể trồng rau thủy canh. Viên đất sét nung có nhiều kích cỡ, ca
Perlite
Hay còn được gọi là đá trân châu. Đá Perlite có khả năng giữ ẩm tốt, nhưng giữ nước lại rất kém. Đá thích hợp để giâm cây con hay dùng để trồng rau mầm.
Kỹ thuật trồng cây bằng giá thể
Về cơ bản, kiểu cây bằng giá thể cũng tưng tự như trồng cây trên đất nhưng có những điểm khác biệt như sau:
Mặt sàn nhà màng phải sạch và thường phải được lót bằng loại bạt chuyên dùng lót sàn nhà màng.
Để trồng rau, người ta có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau tạo thành hỗn hợp hoàn chỉnh để làm giá thể. Ở nước ta, một số vật liệu có thể làm giá thể tốt là mụn xơ dừa, tro trấu, đá bọt núi lửa. Khi trồng bằng phương thức này, người ta cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây qua hệ thống tưới tự động chủ yếu là hệ thống tưới nhỏ giọt.
Trong giá thể tồn tại 2 loại nước: loại sử dụng được ngay và một loại không sử dụng được. Loại sử dụng được liên kết yếu ớt với các thành phần trong giá thể và được hấp thụ bởi rễ cây. Loại không sử dụng được liên kết chặt với bề mặt hạt trong giá thể nên rễ cây không hút được. Khi cây sử dụng hết lượng nước sử dụng được cây sẽ bị héo vì vậy trong quá trình lựa chọn giá thể cần lựa chọn những giá thể có khả năng giữ ẩm và thông khí tốt và quan trọng là phù hợp với cây trồng.