Hướng dẫn cách ủ xơ dừa bằng chế phẩm sinh học cho nhà nông 2021

0
2153
Hướng dẫn cách ủ xơ dừa bằng chế phẩm sinh học cho nhà nông
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Xơ dừa là nguyên liệu có giá thành rẻ, dễ kiếm. Nếu có sẵn vỏ dừa thì bà con hoàn toàn có thể tự ủ xơ dừa tại nhà vừa tiết kiệm lại vừa an toàn. Đặc biệt xơ dừa ủ bằng chế phẩm sinh học giúp xử lý triệt để các chất độc hại, vi khuẩn và bổ sung nhiều vi sinh vật có lợi cho giá thể. Ở bài viết này Agri.vn sẽ hướng dẫn bà con cách ủ xơ dừa bằng chế phẩm sinh học đơn giản và chi tiết nhất!

Nội dung chính

Xử lý xơ dừa trước khi ủ

Vì trong xơ dừa có chứa hàm lượng chất chát Tanin và Lignin cao nên phải loại bỏ 2 chất này trước khi đem ủ và sử dụng. Nếu không xử lý kĩ sẽ ảnh hưởng đến công đoạn ủ và gây độc hại cho cây. Cách xử lý xơ dừa thì ta có 2 bước: xả Tanin bằng nước và xả Lignin bằng nước vôi.

Đầu tiên bà con hãy chuẩn bị 1 thùng nước sạch và cho xơ dừa vào ngâm. Sau 2 – 3 ngày thì xả nước, lúc này sẽ thu được mụn dừa màu đỏ, nước chuyển sang màu đỏ sẫm. Để loại bỏ hoàn toàn chất chát thì tiếp tục ngâm thêm 2 lần nữa và cứ sau 2 – 3 ngày thì lại thay nước mới. Tổng cộng số ngày ngâm xả xơ dừa là 9 ngày.

Sau khi xử lý Tanin bà con lại chuẩn bị nước vôi để loại bỏ Lignin. Vì Lignin chỉ tan trong môi trường kiềm nên cần pha 1kg vôi và 50l nước để ngâm. Loại bỏ Lignin chỉ cần ngâm từ 5 – 7 ngày rồi xả nước. Nhưng bước xả vôi cần phải thực hiện kĩ càng, ngâm với nước sạch trong 1 ngày và lặp lại 3 lần để loại bỏ hoàn toàn vôi.

Tại sao nên ủ xơ dừa bằng chế phẩm sinh học?

Các chế phẩm sinh học sẽ giúp cho những chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn, từ đó thúc đẩy quá trình ủ xơ dừa. Đặc biệt chế phẩm sinh học còn có thể thay thế các hóa chất trong nông nghiệp, thân thiện với môi trường. Chế phẩm sinh học được sử dụng nhiều là EMZEO và nấm Trichoderma. Bên cạnh đó 2 chế phẩm này cũng được sử dụng phổ biến để ủ phân bò vi sinh.

Cách ủ xơ dừa bằng chế phẩm sinh học EMZEO

Hướng dẫn cách ủ xơ dừa bằng chế phẩm sinh học cho nhà nông 1

Nguyên liệu cần có:

  • Mụn xơ dừa: 1 tấn
  • EMZEO (Chế phẩm EM gốc dạng bột): 3 – 4 gói 200g
  • Nước sạch: 200l
  • Vôi bột: 10 kg
  • Phân NPK: 6 kg
  • Super lân: 30kg
  • Nguyên liệu khác: bạt nilon, cuốc xẻng, cân…

Tiến hành ủ với 3 bước:

  • Bước 1: Trộn đều mụn dừa, vôi bột, super lân và phân NPK. Lựa chọn địa điểm khô ráo thoáng mát để trải bạt. Sau khi trộn đều thì dàn và trải hỗn hợp sao cho có độ dày khoảng từ 20 – 30 cm.
  • Bước 2: Pha 4 gói EMZEO với 200l nước sạch rồi tưới lên xơ dừa cho đến khi độ ẩm đạt 60%. Kiểm tra xem độ ẩm đã đạt tiêu chuẩn chưa bằng cách lấy tay bóp chặt xơ dừa, nếu thấy nước lọt qua kẽ tay thì tức là đạt chuẩn. Đậy kín xơ dừa bằng bạt.
  • Bước 3: Thường xuyên tưới nước lên xơ dừa để duy trì độ ẩm, giảm nhiệt độ nhằm giữ các chất đạm mà không khiến các vi sinh vật bị chết đi. Sau 7 tuần mở bạt để đảo lại xơ dừa ủ và thêm nước để duy trì độ ẩm. Lặp đi lặp lại nhiều lần quá trình đảo xơ dừa khoảng 1 tháng. Sau đó 10 – 20 ngày là xơ dừa đã được ủ thành công.

Cách ủ xơ dừa bằng Trichoderma

Hướng dẫn cách ủ xơ dừa bằng chế phẩm sinh học cho nhà nông 2

Trộn xơ dừa với chế phẩm Trichoderma, đảo đều cho tơi xốp rồi dùng bao nilon đậy kín đống ủ. Kiểm tra đống ủ sau 3 ngày và đảo đều đống ủ. Cứ cách 3 ngày là kiểm tra và xới đều xơ dừa 1 lần. Đến lần thứ 7 thì xơ dừa đã chuyển sang màu nâu đen là đạt tiêu chuẩn và có thể sử dụng được.

Xơ dừa được ủ bằng nấm đối kháng giúp tiết kiệm thời gian, khoảng thời gian ủ chỉ từ 20 ngày, nhanh hơn so với ủ bằng EMZEO. Nấm Trichoderma còn có tác dụng cung cấp hệ vi sinh vật phong phú cho xơ dừa. Xơ dừa được ủ bằng nấm đối kháng có độ ẩm cao, giúp phòng ngừa bệnh tật ở cây như thối rễ đồng thời có tác dụng cải tạo đất trở nên màu mỡ, tơi xốp hơn.

Kết luận

Hướng dẫn cách ủ xơ dừa bằng chế phẩm sinh học cho nhà nông 3

Cách ủ xơ dừa bằng chế phẩm sinh học rất dễ thực hiện mà hiệu quả lại cao, thân thiện với môi trường. Trên thị trường có bán các loại chế phẩm sinh học đa dạng thương hiệu và giá cả. Bà con có thể mua hàng tại: Chế phẩm sinh học Trichoderma – Ban Công Xanh.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây