Hướng dẫn nuôi cua đinh sinh sản thu về bạc triệu

0
6509
Kỹ thuật nuôi cua đinh mùa sinh sản
Kỹ thuật nuôi cua đinh mùa sinh sản

Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /www/wwwroot/agri.vn/wp-content/plugins/agri-text-to-speech/index.php on line 147
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nói về cua đinh, người ta thường nhầm lẫn với việc sai chính tả nếu chưa tận mắt nhìn thấy, còn nếu thấy rồi thì lại khó phân biệt giữa cua đinh và baba. Sinh sản của cua đinh phức tạp và khó hơn ba ba rất nhiều vì tuy cùng họ nhưng đặc tính, sự sinh trưởng của chúng là khác nhau.

Nội dung chính

Chuẩn bị

Thiết kế bể nuôi

Bể nuôi cua đinh
Bể nuôi cua đinh

– Chọn nơi yên tĩnh, kín đáo có nguồn nước sạch và thoát nước dễ dàng.

– Bể nuôi có diện tíchtừ  6 – 8m2, cao 1,5m và dưới đáy bể trải lớp đất dày 0,3m, mực nước 0,8m.

– Bể cho đẻ diện tích 1m2, dưới đáy trải lớp cát dày 0,3m.

Chọn giống

Chọn giống cua đinh
Chọn giống cua đinh

– Loài này sinh sản được nuôi theo bộ (1 con đực + 3 đến 4 con cái).

– Lúc thu hoạch chọn những con to khỏe, tốt nhất có trọng lượng trên 2,5kg để nuôi thành cua sinh sản.

– khi chọn cua đinh bố mẹ: con đực thường có phần đuôi thon dài hơn con cái; con đực thường lớn nhanh lấn lướt con cái nên chọn con đực nhỏ hơn hoặc bằng con cái.

Kỹ thuật chăm sóc

– Cua đinh sinh sản từ tháng 11 – tháng 7, đẻ từ 2 đến 4 lứa (mổi lứa từ 8 – 30 trứng tuỳ trọng lượng)

Chăm sóc cua đinh sinh sản
Chăm sóc cua đinh sinh sản

Giai đoạn I: (từ lúc thả vào bể đến tháng 7) vẫn cho ăn bình thường cho cua đinh tiếp tục tăng trưởng.

Giai đoạn II: (từ tháng 8 – 11): :Là giai đoạn cua đinh tạo toàn bộ lượng trứng đẻ trong năm nên rất quan trọng, nó quyết định số lượng trứng cũng như chất lượng con giống khi nở ra. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặt biệt thức ăn có nhiều đạm.

Giai đoạn III: (từ tháng 11 – tháng 7) cua đinh đẻ trứng cần nhiều canxi để tạo vỏ nên cần cho cua đinh ăn thêm ốc, cua,..

– Ngoài ra, có thể nuôi ghép vài con đực và nhiều con cái để giảm chi phí xây dựng ao nuôi nếu có diện tích ao nuôi rộng (1con/ 2 – 3m2)

Kỹ thuật ấp trứng

Cần chú ý những kỹ thuật sau để nâng cao tỷ lệ trứng nở:

Trứng của cua đinh
Kỹ thuật ấp trứng cua đinh

Chọn nơi ấp: Chọn nơi thoáng mát nhiệt độ 25 – 32oC, nên có nắp lưới tránh mèo, chim, chuột… gây hại. Có thể ấp trong phòng, thau, chậu… tuỳ số lượng.

Thu gom trứng: Trứng đẻ 2 ngày là có thể gom vào ấp, dùng thau có trải lớp cát bên dưới, đặt trứng nhẹ nhàng vào thau cát, không đảo ngược trứng hay chuyển động mạnh.

Tuyển chọn trứng: Chọn trứng được thụ tinh (có phần trắng đục ở trên và phần trắng trong bên dưới), trứng tròn vỏ dày đều đặn.

Đưa vào ấp: Nơi ấp được trải lớp cát 5 cm, đặt trứng lên lớp cát, mỗi trứng cách nhau 1 cm, phần túi khí (trắng đục) hướng lên trên, rồi trải lên lớp đất khô băm nhỏ (sàng bớt đất bột) dày 3 – 5 cm, sau đó phun xịt nước vào (vò không dính tay) là được.

Quản lý chăm sóc: Thường xuyên theo dõi khi lớp đất khô thì phun nước vào (nên 1tuần/lần). Nếu nhiệt độ quá nóng (cao hơn 32 độ C) hay quá lạnh (thấp hơn 25 độ C) phải có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Thời gian ấp kéo dài từ 100 – 105 ngày. Khi trứng sắp nở đặt vào nơi ấp thau nước để cua đinh nở ra bò vào không bị khô chết. Nếu ấp tốt tỉ lệ nở đạt 90%.

Kỹ thuật ương cua đinh giống

Ương giống cua đinh
Ương giống cua đinh

– Trứng mới nở cho vào thau, chậu mực nước 5 cm, ngày hôm sau là cho ăn, thức ăn có thể là trùng chỉ, tép, cá mè luộc… Ngày cho ăn 2 lần. Sau 1 tuần  có thể thả vào bể ương.

– Bể ương phải đặt nơi có nắng, diện tích thích hợp 10 – 20 m2, mật độ từ 10 – 20 con/m2, dưới đáy có lớp đất, nên thiết kế nửa cạn (mực nước 15 cm) nửa sâu (mực nước 40 – 50 cm), cũng có thể ngăn 1 góc ao nuôi để ương. Thả lục bình làm nơi trú và để cho cua đinh trèo lên phơi nắng. Nên thay nước thường xuyên.

– Thức ăn cho cua đinh là trùng, các loai cá, tép…; tốt nhất nên xay hỗn hợp các loại trên cho ăn ngày 2 lần.

– Thời gian nuôi từ 3 – 5 tháng cua đinh đạt từ 100 – 350g là có thể thả vào ao nuôi. Nếu làm tốt tỉ lệ sống đạt trên 95%.

Lưu ý quan trọng 

– Nên cho vào ao nuôi một lớp bùn khoảng 30cm để giúp cua nằm yên ít di chuyển, vì chúng di chuyển nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng sau này.

– Không cho thêm muối vào thức ăn hay những loài vật bị nhiễm mặn hay bị ươn, mốc.

– Nếu thời tiết lạnh nên cho cua đinh ăn ít lại, vì chúng ít tốn năng lượng.

– Thường khi vừa thay nước mới, loài vật này sẽ không có nhu cầu ăn vài ngày sau đó, đây là dấu hiệu bình thường, không phải nhiễm bệnh.

– Cua đinh hay các giống ba ba khác thường nhút nhát, sợ âm thanh, do đó khi để thức ăn vào ao hoặc khi thay nước mới nên làm nhẹ nhàng, đừng khuấy động mạnh.

Nhờ những kỹ thuật trên, bà con có thể hốt bạc triệu từ “nữ tướng” sinh sản này, một loài vật nuôi hiện đang rất hot trên thị trường và được nhiều đại gia săn tìm. Bài viết này chính là cơ hội cho những người có ý chí, quyết tâm làm giàu thực hiện. Chúc bà con thành công

Xem thêm: https://agri.vn/huong-dan-quy-trinh-nuoi-ca-chim-trang-vay-vang/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây