Xây dựng nhà yến, một tác nhân tác động đến Gỗ bạch tùng

0
1530
Rừng bạch tùng than khóc
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nội dung chính

Xây dựng nhà yến, một tác nhân tác động đến Gỗ bạch tùng

Gỗ bạch tùng rừng với đặc điểm chắc, dày dặn, mùi hương thu hút yến về làm tổ nên lâu nay Gỗ bạch tùng là lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng nhà yến. Ngoài ra nuôi yến trong nhà gỗ bạch tùng, chất lượng, sản lượng tổ yến cũng đều cao.

Theo tìm hiểu trên website chuyên gỗ xây dựng nhà yến thì mỗi nhà nuôi yến 2 tầng cần đến 5 mét khối gỗ. Với thị giá gỗ Bạch tùng hiện này khoảng 11-15tri/m3 thì cũng không phải quá cao so với suất đầu tư một nhà yến, chỉ chiếm khoảng 50-70tri đồng tiền gỗ. Với mức giá này, gỗ bạch tùng Việt nam đang có giá thấp hơn nhiều so với gỗ nhập khẩu.

Theo tin từ Bộ nông nghiệp, giá tổ yến hiện nay giao động khoảng 1.500usd-2.000usd/kg, cùng với đó là tỉ suất lợi nhuận cao, điều này đã thu hút khá nhiều gia đình chọn đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô nhà yến.

Xây dựng nhà yến, một tác nhân tác động đến Gỗ bạch tùng

Tính đến cuối 2019, theo thống kê của Bộ NN, Việt nam đã cso trên 24,352 nhà yến được xây dựng. Căn cứ vào tỉ lệ tăng tưởng tự nhiên là 13.4%/năm thì đến năm 2030 số lượng đàn yến VN có thể đạt trên 323 triệu con, sản lượng đầu ra khoảng 900-1,000 tấn/năm. Các chỉ số trên cho thấy đến 2030 số nhà yến cần xây dựng thêm là khoảng 20,000 nhà. Theo Hiệp hội yến sào Việt nam

Với giả thuyết, mỗi nhà chỉ cần 2 khối gỗ thì nhu cầu sử dụng gỗ Bạch tùng đã lên tới 40.000m3 để phục vụ nhu cầu này. Tuy nhiên, thực tế lượng gỗ mỗi nhà có thể lên tới 5m3 hoặc hơn. Vậy lượng gỗ Bạch Tùng sẽ khai thác từ đâu?

Trên thực tế, Gỗ Bạch Tùng rất được ưa chuộng không chỉ cho nhu cầu làm nhà Yến, mà đây chỉ là một ví dụ đưa ra để phân tích trong tương quan đối lập giữa một bên là Lợi ích kinh tế một bên là bảo vệ nguồn rừng.

Gỗ Bạch tùng còn được ưa chuộng trong việc xây dựng nhà cửa, sản xuất nội thất…Nguồn gỗ sẽ lấy từ đâu?

Rừng bạch tùng than khóc

Quay về với câu chuyện Rừng bạch tùng bị khai thác ở tiểu khu 249 thuộc ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà trong tháng 11/2020 vừa qua. Mặc dù gỗ Bạch tùng được cấm khai thác dưới mọi hình thức nhưng Theo ghi nhận ban đầu của Hạt Kiểm lâm Lâm Hà, đã có 11 cây bị đốn hạ, tương đương 20m3 thành phẩm.

Theo quy định, nếu lượng gỗ bị khai thác trái phép từ 10m3 trở nên sẽ bị khởi tố hình sự. Tuy nhiên trên thực tế, trong 583 vụ vi phạm Luật lâm nghiệp tại Lâm Đồng thì có đến 278 vụ chưa tìm được thủ phạm, theo UBND tỉnh Lâm Đồng.

Theo ông Nguyễn Khang Thiên, “Để mất rừng, trách nhiệm đầu tiên là đơn vị, doanh nghiệp nhận khoán rừng, sau đó là địa phương trực tiếp là xã và Ban lâm nghiệp xã rồi tới Kiểm lâm cơ sở”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây