Nuôi le le – Có thực sự là rất đơn giản?

0
2249
Nuôi le le hiệu quả
Nuôi le le hiệu quả
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nuôi le le đang dần được phổ biến tại các tỉnh thành nước ta bởi thịt của chim le le rất bổ dưỡng và rất ngon. Nó còn được chế biến thành cháo – vốn là một đặc sản của Huế và Nam Bộ. Tuy nhiên nuôi loài chim này lại vẫn đang còn thiếu số lượng, chưa đủ đáp ứng với nhu cầu cầu thị trường.

Le le là giống chim có tập tính bầy đàn, chúng giống vịt trời ở chỗ vừa có thể bơi lội rất giỏi đồng thời cũng có thể bay. Chúng có bộ lông 2 màu là màu xám ở đầu, cổ, phần trên thần và màu vàng dưới bụng. Khi chọn le le sinh sản thì cần chpnj con giống khỏe mạnh, to lớn và nhanh nhẹn để cho ra lứa sau có gen tốt.

Nội dung chính

Chuồng nuôi le le

Chuồng nuôi le le phải hoàn toàn kín đáo tránh chim le le bay ra ngoài gặp thú ăn thịt, bởi vì le le là giống chim bơi lội và có thể bay. Tuy nhiên, nếu kín quá cũng không tốt, chuồng nuôi vẫn cần sự thông thoáng nhất định để le le sinh trưởng một cách tự nhiên nhất.

Chuồng nuôi le le phải thoáng mát
Chim le le

Trồng thêm cây quanh chuồng để tạo bóng mát, dưới hồ nên thả lục bình hoặc các loại bèo để le le trú ẩn và đẻ trứng. Chuồng để le le đẻ trứng cần được khô ráo sạch sẽ, lót sẵn rơm rạ cho mềm tránh trứng bị bể, dù chim le le có thể tự làm tổ nhưng bà con vẫn nên chủ động trong khâu này.

Thức ăn nuôi le le

Thức ăn cho le le trong thời kì sinh sản cần được chú trọng
Thức ăn nuôi le le thời kì sinh sản rất quan trọng

Thức ăn chủ yếu của le le là thóc, rêu, lục bình, ngô, cám. Tuy nhiên nếu ở trong giai đoạn sinh sản thì cần bổ sung thêm các loại thức ăn khác để cung cấp đủ dinh dưỡng. Nên xay nhuyễn tôm, tép cho ăn với lượng vừa đủ và cho ăn ngày 2 lần sáng và chiều.

Nếu muốn chim le le đẻ được nhiều trứng thì khâu thức ăn càng cần phải chú trọng, ngoài những lưu ý trên thì còn cần bổ sung vitamin, các loại khoáng,… để cung cấp đủ dinh dưỡng cho chim le le

Ấp trứng le le

Trong kỹ thuật nuôi le le thì khâu ấp trứng cực kì đơn giản, chỉ cần để chim mẹ ấp tự nhiên trong tổ. Lưu ý tránh nơi có gió lùa và bị hắt mưa. Nơi ấp cần kín gió vào mùa đông và tránh được mưa nắng.

Một số lưu ý khi nuôi le le

– Trong khẩu phần ăn nên bổ sung cả vitamin C để tăng sức đề kháng. Cung cấp nước uống và thức ăn sạch bởi vì chim le le là loài có sức đề kháng yếu, khó chống lại bệnh tật.

Nuôi chim le le cần chú ý một số điều
Lưu ý khi nuôi le le

– Khử trùng định kì chuồng nuôi  le le để giữ chuồng nuôi sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho le le sinh trưởng và sinh sản.

– Thay máng ăn và máng uống thường xuyên tránh đọng bẩn, le le ăn vào có thể ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.

– Thường xuyên quan sát kĩ càng để phát hiện sớm những biểu hiện bệnh nếu chim có bệnh và tìm ra cách giải quyết nhanh nhất tránh kéo dài rê ra dẫn tới hậu quả khó lường.

Như vậy, nuôi le le tuy không khó nhưng lại cần chú ý những điểm nhỏ để có thể thực hiện tốt. Nếu biết cách thì sẽ có thể tăng thu nhập kinh tế cho người nuôi mà còn đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Xem thêm: Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Trong Nhà Từ Các Chuyên Gia

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây