Trồng cây, đặc biệt là cây cảnh không đơn giản chỉ là am hiểu các kỹ thuật chăm sóc cũng như cách trồng. Với giới chơi cây cảnh mà nói thì trồng cây chính là một nghệ thuật, còn người chơi cây cảnh là một nghệ sĩ tài ba vun vén mầm sống trong tay. Sau đây cùng tìm hiểu nghệ thuật chăm sóc cây cảnh bonsai dành cho những người mới tập tành chơi cây cảnh. Hãy cùng trở thành những người có tâm hồn nghệ thuật cùng Agri thôi nào.
Cây cảnh bonsai – Một hình thức biểu đạt ước nguyện, tình cảm
Nghệ thuật trồng cây bonsai đã có từ lâu đời bắt nguồn từ thời Hán, sau đó lan rộng sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản. Và Nhật Bản là nơi sản sinh ra các chậu bonsai tiền tỷ. Ở Việt Nam thú chơi bonsai cũng đổ bộ và trở thành trào lưu từ rất lâu.
Cây bonsai hay cây cảnh bonsai là loại cây nhỏ trồng chậu, có thể tạo ra được những hình dạng thú vị nhưng ẩn chứa thông điệp sâu sắc. Cây bonsai thường được trang trí trong nhà với những thông điệp và giá trị như cầu may mắn, phát tài phát lộc. Cây bonsai đặc biệt thịnh hành ở giới nhà giàu, lứa tuổi trung niên, vì vậy trồng cây bonsai cũng là cơ hội làm giàu cho những ai mát tay, biết cách trồng.
Một điều đặc biệt nữa là cây nào cũng có thể làm ra cây bonsai, dù là cây ăn trái hay cây hoa, cứ là cây nào thích hợp thì cũng có thể tạo dáng bonsai tuyệt đẹp. Và tạo dáng bonsai là một công việc đòi hỏi sáng tạo, nhiều ý tưởng công phu và táo bạo. Nên trồng và chăm sóc bonsai là hành trình khó khăn, nhưng khi ngắm nhìn thành quả thì cứ gọi là suýt xoa không ngớt.
Hãy cùng chiêm ngưỡng thành quả của anh Đặng Hồng Sơn, anh đã tạo ra một “tiểu cây cảnh” tượng trưng cho 3 miền Nam – Trung – Bắc với những loại cây đặc trưng: cây mai chiếu thủy, cây sam trái, cây sanh. Mục đích tạo cây cảnh bonsai chính là gửi gắm những ý nghĩa đặc biệt và giá trị như thế đó. Con người có thật nhiều cách để biểu đạt mong ước và tình cảm: qua chữ viết, qua hình ảnh, và giờ đây còn thông qua cây cảnh nữa.
Kỹ thuật chăm sóc cây cảnh bonsai
Như ta đã biết thì cây bonsai là một tác phẩm nghệ thuật, vì vậy kỹ thuật chăm sóc cũng tốn nhiều tâm ý và công phu. Cây bonsai là loại cây chỉ thích hợp với những người thực sự có niềm đam mê với cây cảnh, chấp nhận thử thách và thất bại.
Tim hiểu ngay: Cây lộc vừng bonsai
Kỹ thuật chọn chậu trồng cây bonsai
Một trong những điều làm nên điểm đặc biệt của cây bonsai là chậu. Chậu không cần quá cầu kỳ nhưng phải phù hợp với dáng cây. Nếu chọn được chậu phù hợp thì tôn lên vẻ đẹp của cây rất nhiều lần.
Chọn chậu dựa vào màu men: Thích hợp đối với cây hoa, quả. Chọn màu chậu thích hợp sẽ làm tôn lên màu của hoa, quả thêm đẹp và bắt mắt.
- Hoa màu trắng, vàng: Chậu màu tím, nâu là sự lựa chọn số 1
- Hoa đỏ, tím: Chậu màu trắng, đông thanh, xanh ngọc là ứng cử viên đắc lực
Chọn chậu dựa vào độ cao của thân cây: Cây thấp thì chọn chậu cao, cây cao thì chọn chậu thấp. Chiều dài của chậu nên bằng 2/3 của cây.
Chọn chậu dựa trên dáng đứng của cây
- Cây có dáng thẳng đứng: dùng chậu thẳng
- Cây có dáng nghiêng, cong: dùng chậu cong
- Cây có thân vặn xoắn: dùng chậu có đường nét thanh mảnh
- Cây có nhiều tán lá: dùng chậu có hình tròn hay bầu dục
- Cây có nhiều thân, cây có dáng chổi, cây có kết cấu lùm bụi: dùng chậu rộng và nông
- Cây dáng trực: chậu hình chữ nhật
Chọn chậu dựa vào lá cây
- Cây lá kim: chậu tráng men
- Cây lá rộng, cây rụng lá: chậu không tráng men
Tùy theo sở thích của mỗi người mà chọn dáng chậu khác nhau. Đa số mọi người thường chọn chậu có độ sâu hơi nông để có thể thưởng thức giá trị vẻ đẹp của cây nhiều hơn. Chậu không cần cầu kỳ nhưng phải chất lượng, chất liệu phải đảm bảo, chậu có lỗ thoát nước. Những người yêu bonsai thực thụ thì đương nhiên sẽ không chọn những loại chậu tầm thường, đã có điều kiện chơi bonsai thì tiếc gì đầu tư chậu đẹp. Vì vậy đa số mọi người thường mua chậu thủ công được làm ra từ những nghệ nhân tài ba, vừa có giá trị vừa chất lượng.
Ánh sáng trong kỹ thuật chăm sóc cây bonsai
Cây bonsai đủ ánh sáng thì sẽ khỏe mạnh, dễ dàng tạo dáng hơn. Cây bonsai cũng là loại cây bình thường, tùy từng loại cây để đặt ở nơi có ánh sáng thích hợp. Cần cung cấp đủ ánh sáng từ 5 giờ trở lên, cây phát triển tốt ở nơi ánh nắng ôn hòa, tránh ánh nắng gay gắt buổi trưa. Bên cạnh đó thì cây phải đặt ở nơi có vị trí thông gió tốt và có kỹ thuật chăm sóc phù hợp.
Đất trồng cây bonsai trong kỹ thuật chăm sóc
Đặc biệt đối với bonsai trồng chậu thì việc chọn đất là khâu quan trọng. Có nhiều cây chỉ sử dụng chậu nông, đất ít nhưng có tuổi thọ lên tới 100 năm. Điều gì khiến cây có thể sống lâu đến vậy, câu trả lời là đất. Vậy, đất phải như thế nào để cây bonsai luôn phát triển tốt.
- Đất có đủ dinh dưỡng thiết yếu
- Đất không mang mầm bệnh, xử lý đất trước khi trồng
- Đất không lẫn tạp chất
- Đất có khả năng giữ ẩm tốt
- Đất nhiều mùn, hữu cơ, tơi xốp
Các loại đất trồng bonsai thường là:
- Đất thịt
- Đất bùn
- Đất pha sét
- Đất trộn với phân bón
Hiện nay đất trồng bonsai được bày bán nhiều trên thị trường mà mọi người có thể dễ dàng tìm mua được.
Nước tưới trong kỹ thuật chăm sóc bonsai
Tưới nước là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật chăm sóc cây bonsai. Nước tưới phải giàu dinh dưỡng, lấy từ ao hồ, sông, suối… Tưới đẫm nước cho cây, tránh tưới nhiều lần trong ngày dẫn đến bị thối rễ. Nhiều người chia sẻ kinh nghiệm tưới nước bằng cách sử dụng nước vo gạo để lâu tăng độ chua rồi tưới. Vì cây bonsai nhiều loại nên tùy vào từng loại cây mà có chế độ tưới khác nhau.
Bón phân trong kỹ thuật chăm sóc bonsai
Phân bón ưu tiên sử dụng là phân hữu cơ vừa tốt cho cây vừa thân thiện với môi trường. Sử dụng phân xanh, phân chuồng ủ hoai mục và phơi nắng. Ngoài ra có thể kết hợp phân bón vô cơ NPK tuy nhiên nên pha loãng hơn so với liều lượng trên bao bì. Không nên bón phân NPK vào mùa đông, khi cây rụng lá hoặc đang nhú lá non. Thời điểm bón phân thích hợp nhất là mùa mưa và mùa khô.
Có thể sử dụng hỗn hợp phân bón hỗn hợp nito, photpho, kali theo tỉ lệ 50:30:20 giúp cây phát triển, ra hoa đều, kết trái tốt.
Lượng phân bón tùy vào tình trạng phát triển của cây:
- Cây đang phát triển cần nhiều phân hơn cây đã trưởng thành
- Cây ra chồi quanh năm nên bón phân đều đặn
- Cây thay lá thì bón nhiều hơn sau mỗi đợt lá rụng
- Bón nhiều vào mùa khô hoặc mùa lá rụng
Cách bón phân: Không bón trực tiếp mà hòa với nước rồi tưới cho cây. Tưới đều lên cây và cả đất.
Nghệ thuật cắt tỉa trong kỹ thuật chăm sóc bonsai
Mỗi cây có thời điểm cắt tỉa khác nhau, tùy vào loại cây mình trồng để người chơi cây cảnh có thể thực hiện cắt tỉa phù hợp. Có 2 cách tỉa cây thường thấy:
- Tỉa để duy trì sự sống: Tỉa phần cuống ở trên lá và cắt tỉa suốt mùa phát triển của cây
- Tỉa tạo dáng: Tỉa những nhánh lớn, giữ lại cành phù hợp với hình dáng mong muốn. Tỉa bỏ những cành quá dày, những cành bằng nhau, tỉa cành bị xoắn, tỉa những cành che thân cây…để tạo tính nghệ thuật cho chậu cây.
Một nguyên tắc cần nhớ cho người chơi bonsai là phải cắt tỉa sao cho nhánh to ở dưới, nhánh nhỏ ở trên, phân bố theo hình xoắn ốc theo thân để tạo dáng đẹp. Không nên cắt cùng lúc quá nhiều sẽ làm cây mất sức và thực hiện kỹ thuật chăm sóc tốt ở giai đoạn này.
Phòng trừ sâu bệnh trong kỹ thuật chăm sóc bonsai
Trong kỹ thuật chăm sóc cây thì không thể thiếu công tác phòng bệnh. Các loại sâu bệnh thường gặp trên bonsai là rệp, kiến, nhện đỏ, sâu bướm… Các bệnh thường gặp là thiếu sắt, thừa kali. Chính vì vậy người chơi cây cảnh phải luôn quan sát tình hình của cây, bắt gặp triệu chứng đáng nghi thì phải kiểm tra và trị ngay.
Kỹ thuật tạo dáng cây bonsai đẹp
Kỹ thuật tạo dáng bonsai chưa bao giờ là dành cho tay mơ, cần phải có kiến thức và kỹ thuật đúng đắn nếu muốn ra thành quả đẹp và như ý. Sử dụng các vật liệu như dây kẽm, đồng để uốn dáng cây. Đầu tiên tạo điểm cố định, rồi ta sẽ uốn thân, uốn cành lớn sau đó qua cành nhỏ, uốn từ gốc lên ngọn cây.
Có nhiều dáng bonsai đẹp và độc đáo, người chơi cây cảnh có thể tham khảo để chọn cho mình dáng cây ưng ý nhất: Dáng huyền, dáng trực, dáng siêu, dáng bạt phong, dáng tiên nữ… và mỗi dáng cây sở hữu một ý nghĩa khác nhau.
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật chăm sóc cây cảnh bonsai mà người chơi cây cảnh nên biết. Chăm sóc bonsai khó hay dễ là tùy thuộc vào đam mê và kĩ năng của mỗi người, kỹ thuật chăm sóc bonsai của Agri sẽ giúp bạn phần nào trong việc chăm sóc cây bonsai của mình.
Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây hải đường