Nuôi thỏ thịt muốn cần đảm bảo nguyên tắc tăng trọng nhanh, ít tiêu tốn thức ăn, giảm giá thành nhưng cho năng suất cao. Những bí quyết để thành công này sẽ được chúng tôi bật mí trong bài viết kỹ thuật chăn nuôi thỏ sau đây, mời bà con theo dõi.
Chuồng trại nuôi thỏ
Dân gian có câu “nhát như thỏ đế” chính vì vậy, khi nuôi thỏ thịt, bà con cần quan tâm đến việc thiết kế chuồng trại.
Vị trí làm chuồng cần thuận tiện cho công tác quản lý, chăm sóc nhưng không thể làm gần khu dân cư sinh sống, không gần nguồn nước có thể gây ô nhiễm. Nơi làm chuồng cao ráo, thoáng mát, không bị ngập trũng nước, xung quanh có nhiều cây cao bóng mát.
Ngoài tự nhiên, thỏ đào hang để sống, tuy nhiên nuôi thỏ thịt như hiện nay thì bà con làm chuồng nuôi, trong chuồng bố trí lồng nuôi kiểu hình chữ nhật, xếp 2 – 3 tầng để tiết kiệm diện tích.
Chuồng nuôi thỏ cần rộng chứ không cần cao. Diện tích chuồng trại phụ thuộc vào số lượng giống, thông thường 1 ô chuồng nuôi: dài 1,5m ngang 0,7m cao 0,5m đủ để nhốt 10 con.
Các vật dụng cần bố trí trong chuồng nuôi thỏ công nghiệp: máng thức ăn tinh/hộc đựng thức ăn viên, máng cỏ, máng nước.
Cách chọn giống thỏ
Mô hình nuôi thỏ thịt muốn đạt hiệu quả cao nhất, bà con nên chọn giống có tầm vóc khá, trọng lượng trung bình lúc trường thành đạt từ 4,5 – 5kg/con, lựa chọn con có tỉ lệ khung xương nhỏ, thịt xẻ nhiều.
Khi mua giống thỏ, bà con cần lưu ý chọn mua ở địa chỉ uy tín. Trang trại thỏ giống có nhiều loại để tiện cho quá trình lựa chọn. Cần chú ý hỏi người bán xem đàn thỏ đã được tiêm chủng hay chưa, tiêm những loại gì, tiêm vào thời điểm nào để có phương án chăm sóc tốt nhất khi mua về nuôi.
Sức khỏe của thỏ khỏe hay yếu, có bị bệnh hay không đều sẽ biểu hiện ra bên ngoài. Khi chọn mua giống, bà con chịu khó quan sát kỹ. Chọn những con có đặc điểm chung như sau:
- Ngoại hình khỏe, lanh lẹ, hiếu động
- Vành tai vểnh cao lên, dày và cứng. Quan sát kỹ vành tai sạch sẽ, không bị ghẻ lở hoặc sứt xát gì.
- Mắt trong, sáng, nhìn lanh lợi, niêm mạc mắt không bị sưng
- Bộ lông mịn mượt và sáng bóng.
- Lưng thẳng, da ở lương mềm mại, không bị bệnh ghẻ hay có dấu hiệu đã bị bệnh ghẻ.
- Bụng mềm, lông phần bụng xốp.
- Chân cứng cáp, di chuyển lanh lẹ, không đi khập khiễng
- Bàn chân trước và giữa kẽ của các ngón chân không bị ghẻ lở hoặc sứt xát gì.
- Đuôi sạch sẽ, khô ráo, không có dấu hiệu của bệnh tiêu chảy.
- Chọn những con thỏ phàm ăn, ngủ nhiều.
- Phân thỏ cho dạng viên to, tròn, khô
Ngoài các đặc điểm trên, khi chọn thỏ đực và thỏ cái làm giống, bà con cần chú ý:
Chọn thỏ đực có đôi dịch hoàn to lớn đồng đều, bìu dái có sắc hồng.
- Thỏ cái có đủ từ 8 – 10 bú. Bầu vú nở nang, cân đối.
- Nên chọn con đồng lứa, tuổi từ 4 – 5 tháng tuổi về nuôi.
- Bước chọn giống này thuận lợi sẽ giúp quy mô chăn nuôi thỏ thịt của mà con luôn thuận lợi về sau.
Thức ăn và dinh dưỡng
Nhu cầu về dinh dưỡng trong chăn nuôi thỏ thịt sẽ bao gồm: nhu cầu về năng lượng, nhu cầu về đạm và amino acid, nhu cầu về chất xơ, nhu cầu về chất khoáng và vitamin bổ sung, nhu cầu nước uống.
-
Nhu cầu năng lượng
Thỏ thịt là một trong những loài động vật đòi hỏi nhu cầu năng lượng tương đối cao, gấp 3 lần trâu bò.
Nhu cầu năng lượng = cơ bản + duy trì + sản xuất + tăng trưởng.
-
Nhu cầu về chất xơ
Các nguồn thức ăn có chứa chất xơ vừa có tác dụng giúp thỏ no, đầy dạ dày vừa chống đói đảm bảo hệ thống tiêu hóa hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, chất xơ cũng cung cấp năng lượng, tác động đến quá trình lên men phân hủy thức ăn của vi khuẩn manh tràng.
Nếu thiếu thức ăn có chứa chất xơ, thỏ thịt dễ bị tiêu chảy. Nhưng nếu thừa chất xơ sẽ cản trở quá trình tăng trọng của thỏ thịt làm ảnh hưởng đến năng suất.
Hàm lượng chất xơ phù hợp từ 13 – 15%. Chất xơ có trong cỏ, các loại lá cây, bột ngũ cốc nghiền nhỏ trộn với thức ăn khác để ép thành cám viên…
-
Nhu cầu khoáng và vitamin
Thỏ yêu cầu đầy đủ chất khoáng Na, K, Cl. Đặc biệt đối với thỏ sinh sản. Thỏ nuôi nhốt hướng thịt càng yêu cầu cao về hàm lượng vitamin. Nguồn vitamin này có trong cà rốt, bí đỏ, lúa lên mọng…
-
Nhu cầu nước uống
Trong chăn nuôi thỏ thịt, bà con cần cung cấp cho thỏ từ 0,2 – 0,5 lít nước/con/ngày. Mùa hè, thỏ ăn nhiều thức ăn thô cần bổ sung nước gấp 2 – 3 lần.
Thức ăn chăn nuôi thỏ thịt công nghiệp
Thức ăn xanh: các loại cỏ mọc tự nhiên như cỏ vừng, cỏ tranh, cỏ lông; cỏ trồng như cỏ voi, cỏ ruzi, cỏ stylo… Thỏ giống dê, ăn được rất nhiều loại lá cây như dây rau lang, rau muống, thân cây họ đậu, lá vông, lá chuối, lá mít, lá tre. Nguồn thức ăn thô xanh này bà con nên dùng máy băm cỏ đẻ băm nhỏ vừa giúp thỏ dễ ăn lại tránh lãng phí, đặc biệt đối với cỏ voi có thân cứng.
Thức ăn củ quả: Cà rốt, bí đỏ, củ cải, khoai lang, chuối chín, lê, táo…
Ngũ cốc: thóc lúa, gạo lứt, cơm nguội, ngô, đậu xanh, đậu phộng…
Thức ăn viên: bà con có thể sử dụng các loại ngũ cốc nghiền nhỏ sau đó cho vào máy ép cám viên để cung cấp thức ăn viên giàu dinh dưỡng, sạch sẽ, an toàn cho vật nuôi. Cám viên tự sản xuất bảo quản tốt cũng là thức ăn dự trữ quan trọng cho thỏ.
Bệnh trên thỏ
Kỹ thuật chăn nuôi thỏ lưu ý bà con về các bệnh thường gặp ở thỏ. Thỏ ăn ở rất sạch sẽ nhưng lại dễ mắc bệnh, bên trên thỏ lây lan nhanh, có tính chất phức tạp, gây thiệt hại rất lớn.
-
Bệnh cầu trùng
Đây là bệnh phổ biến nhất và dễ gây tử vong trên thỏ nhất thiệt hại có thể lên đến 50%. Thỏ từ 1 – 3 tháng tuổi mắc bệnh cầu trùng nhiều hơn cả khiến sức đề kháng giảm. Bệnh này khiến thỏ bị mệt mỏi, đau bụng ỉa chảy, chướng hơi, kém ăn, có thể chết sau 10 – 15
Lưu ý thức ăn của thỏ phải sạch sẽ, không bị ôi thiu, ẩm mốc. Cỏ sau khi mang về nên rửa sạch trước khi băm, tiến hành thay nước mới thường xuyên.
-
Bệnh bại huyết
Bệnh bại huyết do virus Calicivirus gây ra. Riêng năm 2003, bệnh này khiến các tỉnh nuôi thỏ ở phía nam nước ta thiệt hại đến 80%.
Bệnh này thường xuất hiện ở thỏ con từ 2 tháng tuổi trở nên, lây lan nhanh, phức tạp. Từ thời điểm bị bệnh đến khi chết chỉ 14 – 25 giờ. Biểu hiện: thỏ sốt cao, khó thở, co giật, nhảy cẫng lên, có xuất hiện máu lẫn bọt trào ra ở mũi, khi chết đầu ngước về phía sau, các cơ quan nội tạng gần như bị hoại tử.
Phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vacxin đầy đủ, đúng loại. Bệnh này hiện chưa có thuốc đặc trị, nếu phát hiện thỏ bị bệnh cần cách ly và tiêu hủy ngay.
-
Bệnh sổ mũi
Thỏ bị cảm. Các dấu hiệu: hắt hơi, khó thở, nước mũi chảy liên tục, thỏ sẽ dùng bàn chân trước dụi vào mũi nên lông bàn chân ướt, dính lấy nhau, cứng đơ. Thỏ bỏ ăn, lông xù.
Bệnh này lây lan rất nhanh trong thời gian ngắn. Nguyên nhân do thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng thỏ có gió mùa, mưa tạt….
-
Bệnh tiêu chảy
Bệnh này gặp ở cả tho con và thỏ trưởng thành. Nguyên nhân do thức ăn ôi thiu, ẩm mốc, không hợp vệ sinh. Tiêu chảy cũng có thể do trong nước uống có vi khuẩn Escherischia coli, do chuồng trại, do ồn ào có người xâm nhập khiến thỏ stress, sợ hãi…
Triệu chứng: đau bụng, mệt mỏi, lông xù, phân lỏng. Bà con nên cách ly sớm.
-
Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ lây lan rất nhanh, đục khoét trên da thỏ. Khi bị ghẻ, thỏ liên tục cọ người vào thành chuồng khiến lông rụng, mùi hôi, cơ thể gầy gò, ốm yếu, sinh sản kém…
Cách ly thỏ bị bệnh tránh để lây lan sang các con khác. Bà con có thể dùng thuốc bôi ghẻ để bôi 2 – 3 ngày/lần cho đến khi khỏi bệnh. Hoặc dùng bàn chải nhỏ để cọ rửa làm vết ghẻ bong tróc, dùng cồn 90 độ sát trùng vết thương sau đó bôi thuốc đỏ hoặc thuốc xanh tránh nhiễm trùng.
-
Bệnh sán lá gan
Bệnh này khiến gan thỏ bị viêm, xơ cứng gây bệnh vàng da. Thỏ có các biểu hiện ỉa chảy, kém ăn, ốm yếu gầy gò, nặng thì tử vong.
Rõ ràng nghề nuôi thỏ có thị trường đầu ra thuận lợi, giá trị kinh tế cao đáng để bà con phát triển, nhân rộng. Chúc bà con thành công với kỹ thuật chăn nuôi thỏ.