Kỹ Thuật Nuôi Bò Sữa Mang Về Lợi Nhuận Cao

0
4895
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Chăn nuôi bò sữa hiện nay ở Việt Nam chưa được nhân rộng mà chủ yếu chỉ chăn nuôi theo mô hình của các hộ gia đình nhỏ lẻ. Trong khi đó, bò sữa là giống vật nuôi mang lại kinh tế rất cao cho bà con phát triển theo mô hình chăn nuôi trang trại. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ tới bà con kỹ thuật nuôi bò sữa để bà con có thể áp dụng tốt cho việc chăn nuôi bò sữa của gia đình mình.

Nội dung chính

Chuồng trại

– Phải chọn nơi làm chuồng cao ráo, thông thoáng.

– Hướng Nam hoặc Đông Nam để tránh gió lùa, và hướng nắng ấm.

– Có sân cho bò vận động, đi lại.

Chọn giống và phối giống

  1. Chọn giống

Như bà con cũng biết trong chăn nuôi bò sữa, việc chọn đúng giống, giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng chính là yếu tố quyết định tới năng suất sữa sau này.

Việc lựa chọn bò sữa giống sẽ quyết định trực tiếp đến năng suất cho sữa sau đó
Việc lựa chọn bò sữa giống sẽ quyết định trực tiếp đến năng suất cho sữa sau đó 

Con giống sẽ quyết định tới 40% sản lượng sữa.

Thức ăn chiếm 30%.

Nuôi dưỡng chăm sóc chiếm 30%.

Trước khi chọn con giống bà con nên tìm đến những chuyên gia có kinh nghiệm nuôi bò sữa lâu năm để được tư vấn cách chọn con giống tốt nhất.

Khi chọn con giống, bà con phải chọn những con không bị bệnh tật, khỏe mạnh và cần căn cứ vào một số tiêu chuẩn sau đây:

  • Đặc điểm ngoại hình

Bò phải có ngoại hình cân đối.

Da mỏng, lông thưa, đầu thanh, cổ nhỏ.

Mông nở, không dốc.

Bốn chân khỏe, thẳng, móng ngắn, đều.

Bụng to (chứng tỏ bò có thể ăn nhiều thức ăn thô).

Đối với bò đã và đang cho sữa thì bà con cần căn cứ vào

Tốc độ giảm sữa thấp, thời gian cho sữa kéo dài.

Tính tình hiền lành, dễ vắt sữa, tia sữa nhẹ, tạp ăn, ít bệnh tật.

Lên giống rõ rệt, phối giống dễ đậu thai.

Lựa chọn bò sữa giống bà con nên quan tâm đến ngoại hình bò
Lựa chọn bò sữa giống bà con nên quan tâm đến ngoại hình bò
  • Cách chọn bò giống hậu bị (bò tơ) tốt

Chọn con của bò mẹ cao sản và bố tốt (thừa hưởng di truyền).

Sinh trưởng phát triển tốt, lên giống lần đầu trước 14 tháng tuổi.

Chu kỳ lên giống đều đặn, khối lượng lúc 14 tháng tuổi (đối với bò F1,F2) phải đạt trung bình trên 220kg.

Thân hình cần đối, không quá gầy, không quá mập.

Không chọn những con bò còi cọc, bụng cóc, lông xù, da dày và khô cứng.

Vị trí núm vú đều nhau, da bầu vú có nhiều nếp gấp.

Không chọn con cái sinh đôi cùng bê đực.

  • Cách chọn bầu vú tốt

Bầu vú bò sữa

Bầu vú phải to, nở đều

Bầu vú phải to, nở đều và không sệ quá đầu gối.

Núm vú to vừa phải và cách đều nhau, không quá dài cũng không quá ngắn.

Tĩnh mạch bụng to và kéo dài từ vú lên tới gần nách, tĩnh mạch trên bầu vú nổi rõ và chằng chịt.

Bầu vú khi nắn vào thấy mềm (vú da), trước khi vắt thì căng to nhưng sau khi vắt thì xẹp sẽ nhiều sữa.

Bầu vú khi sờ vào thấy cứng (vú thịt), trước khi vắt thì căng to nhưng sau khi vắt vẫn còn to sẽ ít sữa.

Các bầu vú trước và sau phân chia rõ ràng nhưng không quá thắt, hai thùy sau to hơn hai thùy trước.

Thức ăn cho bò sữa

Người chăn nuôi cần được học tập đầy đủ cách tính khẩu phần ăn cho mỗi con bò trong từng thời điểm cụ thể để tính cho cả đàn bò. Kết cấu của khẩu phần thường xuyên gồm có khẩu phần duy trì tăng trưởng của cá thể, khẩu phần nuôi thai, khẩu phần tiết sữa…. được tính toán ra bao nhiêu cân cỏ, bao nhiêu cân cây ngô, bao nhiêu cân cám/ngày đồng thời bổ sung thêm một số vitamin và khoáng, nhất thiết phải cung cấp đủ tiêu chuẩn khẩu phần về năng lượng và dinh dưỡng trong quá trình tiết sữa.

Bò sữa sẽ ăn theo khẩu phần tùy vào từng giai đoạn phát triển
Bò sữa sẽ ăn theo khẩu phần tùy vào từng giai đoạn phát triển

Chăm sóc nuôi dưỡng

– Chăm sóc nuôi dưỡng bò hàng ngày đúng giờ ăn, giờ nghỉ, giờ vắt sữa.

– Vệ sinh chuồng trại khô sạch, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

– Tạo cho bò sự thoải mái.

– Phát hiện và điều trị bệnh hoặc phối giống kịp thời.

– Không để bò đói hoặc khát.

– Không để bò ở chuồng quá bẩn, quá nóng > 30oC, quá lạnh <10oC

-Thực hành vắt sữa đúng kỹ thuật.

Trên đây là kỹ thuật nuôi bò sữa cơ bản nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con nông dân. Bà con có thể áp dụng lượng thông tin này để hoàn thiện hơn trang trại nuôi bò sữa của mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây