Kỹ Thuật Nuôi Cá Betta Khỏe Mạnh Với Quy trình Đơn Giản

0
2244
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá betta là loài cá có sức sống mạnh mẽ nhưng không phải vì thế mà anh em nuôi một cách sơ sài được. Vì nếu không chăm sóc tốt thì chúng vẫn có nguy cơ mắc bệnh hoặc màu sắc không đẹp. nếu bạn vẫn còn băn khoăn về kỹ thuật nuôi cá Betta, chúng tôi mời bạn cùng tìm hiểu chủ đề ở bài viết này.

Nội dung chính

Thức ăn của cá Betta

Trong môi trường tự nhiên betta thường ăn các ấu trùn hay các côn trùng nhỏ. Nhưng khi chúng ta sở hữu 1 con betta thì không cần theo lí thuyết phức tạp chỉ cần cho cá ăn trùn chỉ, cung quăng, bobo,… hay thức ăn theo công thức tổng hợp, chúng ta cũng cần phải chú ý rằng dạ dày betta rất nhỏ chỉ bằng 1 hạt độu thôi, nên mỗi lần cho ăn với số lượng rất ít như 10 con cung quăng hay vài cọng trùn chỉ là vừa ta có thể chia ra 3 cử hay tốt nhất là 2 cử cho một ngày.

Xử lý cá khi mới mua về

Trước khi bạn cho cá vào một ngôi nhà mới thì cách tốt nhất không riêng gì betta mà cho tất cả các loài cá ta nên cho túi cá nổi trên mặt hồ khảng 10-15 phút để đồng nhất nhiệt độ trong túi chứa cá và bể nuôi…

Cho cá sinh sản

Cá Betta có tuổi thọ khá ngắn 2-3 năm tuổi đôi khi chăm tốt cá có thể đến 4 năm tuổi. Nhưng cá đến thàng thứ 6 trở lên là ta có thể tiến hành sinh sản cho chúng. Và việc chọn lựa một con cá trông và mái tiêu chuẩn để cho ra một bậy con tốt thì còn phụ thuộc vào việc chọn cá cha mẹ có tốt không, vì thế có cách chọn lựa sau:

  • Cá trống

Càng lớn tướng càng tốt, màu sắc phải thật chuẩn của loại, vây vảy không được rách hay nhợt nhạt màu sắc, vây bụng và vây lưng xòe phải rộng, không dị tật, và mang tính hung hăng càng cao càng tốt, cách đầu tiên là xem trên nhà của cá trống có bọt nổi không, nếu con nào bọt nổi thì con đó đang ”sung” và ta đã thành công 35% rồi vì tính khí cá trống quyết định rất cao trong việc tạo dựng cá con.

  • Cá mái

Cũng giống như cá trống, nhưng cá mài cũng cần chú ý đến ”bụng” xem bụng chúng to tròn chứa, tốt nhất là bắt cá lên lồng bàn tay xem hậu môn có ”mụn trắng” chưa, nếu có thì cá mái đã sẵn sàng.

Cá trống và cá mái có nhiều tiêu chí để đánh giá và lựa chọn
Cá trống và cá mái có nhiều tiêu chí để đánh giá và lựa chọn

Chuẩn bị ổ sinh sản cho cá

Chọn nhà cho betta sinh sản khá dễ dàng, chúng ta có thể dùng một chậu hoa kiểng bná kính 40cm hay hồ xi măng dày 50x25x25 là được.

Đầu tiên ta nên cho cá mái vào trước sau đó cho cá trống vào một keo nhỏ rồi cho cá vào bể ép chung với cá mái

Sau 1 ngày thì ta thả cá trồng và mái chung 1 bể (cho cá trống hay cá mái ko tấn công nhau quá nhiều) nhưng trước khi ép ta nên cho cả 2 con ăn thật no là thật đủ chất dinh dưỡng.

Sau khi cá mái sinh sản xong thì cá trống liền đánh đuổi cá mái đi chỗ khác, lúc này ta nên tách cá mái ra nơi khác và tẩm bộ lại sau 10 ngày hay 20 ngày ta có thể cho sinh sản tiếp. Cá trống tiếp tục chăm sóc ổ trứng và luôn xục lục đáy bể để tìm kiếm trứng rơi rớt để mang trở lại tổ bọt.

Tùy vào khí hậu thời tiết mà 2-3 ngày sau trứng nở, khoảng một tuần sau thì cá con sẽ có thể bơi lội tự đo trong bể và lúc này ta nên tách cá bố ra thật nhẹ tay tránh làm động ổ cá con và cho nhiệt trong bể là 26 độ, khi bắt cá trống ra thì ta cũng nên tẩm bổ lại tốt nhất là trùn chỉ.

Cá mái sau khi sinh xong cần được cách ly với cá đực
Cá mái sau khi sinh xong cần được cách ly với cá đực

Cá cái được cách ly trong hộp nhựa trong bên phải, chính giữa là cục rêu, bên trái là một miếng bọt biển nhỏ để cá đực nhả bọt (còn một đầu sưởi nữa nhưng có lẽ ở VN không cần vì khí hậu luôn ấm áp).

Trên đây là thông tin về kỹ thuật nuôi cá Betta mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Bạn có thể áp dụng những thông tin này để thực hiện tốt hơn quy trình kỹ thuật cho bể cá Betta của mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây