Kỹ thuật nuôi cá bống mú trong ao đất hiệu quả số 1

0
3545
Kỹ thuật nuôi cá bống mú trong ao đất hiệu quả số 1
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá bống mú là loài cá có nhiều chất dinh dưỡng, thịt ngon, ngọt được nhiều người ưa thích. Giá cá bống mú vì vậy cũng cao hơn các loài cá khác. Đó là lí do mà nhiều bà con đã tìm nuôi cá bống mú để ổn định kinh tế. Tuy nhiên để nuôi hiệu quả thì cần có kỹ thuật nuôi cá bống mú đúng đắn từ chọn giống, thả cá cho đến quản lý, chăm sóc – tất cả đều có trong bài viết này!

Nội dung chính

Chọn địa điểm nuôi cá bống mú

Kỹ thuật nuôi cá bống mú
Kỹ thuật nuôi cá bống mú

Chọn những nơi có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, đất không bị nhiễm phèn, có thể chủ động được nguồn nước cho cá. Ao nuôi phải có vị trí gần nhà để tiện đi lại, quản lý và chăm sóc cá trong quá trình nuôi.

Điều kiện nuôi cá bống mú

  • Độ mặn nuôi cá:10 – 23 ‰
  • Độ trong nuôi cá: 30 – 45 cm
  • Độ kiềm nuôi cá: 60 – 100 mg/l
  • Độ pH nuôi cá: 7.5 – 8.5
  • NH3 trong nước: 0 – 0.008 mg/l

Chọn giống trong kỹ thuật nuôi cá bống mú

Chọn giống là kỹ thuật nuôi cá bống mú quan trọng hàng đầu để quyết định năng suất cuối cùng. Cần chọn cá giống có tiêu chí như sau:

  • Cá không bị dị tật, khỏe mạnh, bơi nhanh
  • Màu sắc tươi sáng, không có dấu hiệu lở loét bất thường, không bị phồng mang
  • Vi vảy mọc đều
  • Đạt kích thước 3cm trở lên
  • Mật độ: 1 – 2 con trên mét vuông tránh ăn thịt lẫn nhau

Cách thuần dưỡng cá bống mú con trong kỹ thuật nuôi cá bống mú

Chọn giống
Chọn giống trong kỹ thuật nuôi cá bống mú

Khi cá giống mới đem về có thể chưa quen với môi trường trong ao, khi ấy ta cần thuần dưỡng cá. Thuần dưỡng cá cũng là kỹ thuật nuôi cá bống mú quan trọng. Trước tiên ta cần tập ăn cho cá bằng cách thả cá vào bể hoặc giai ương, cho cá ăn 2 – 3 lần, rải thức ăn ở những nơi cố định.

Sau 15 – 20 ngày có thể đặt sáng vào bể hoặc giai ương, khi thấy cá quen ăn sáng là đủ tiêu chuẩn để thả nuôi trong ao. Tuy nhiên nếu bà con muốn bỏ qua công đoạn này có thể chọn nuôi con giống 6 – 8cm để thả nuôi.

Chuẩn bị ao đất trong kỹ thuật nuôi cá bống mú

Ao đất trong kỹ thuật nuôi cá bống mú
Ao đất trong kỹ thuật nuôi cá bống mú

Ao nuôi trong kỹ thuật nuôi cá bống mú có diện tích 500 – 5000 m2, trước khi cho nước vào nuôi cá cần cải tạo lại ao. Cần vét bùn đáy, rác, lấp kín hang hốc, dọn rác và cây cỏ xung quanh ao. Thiết kế ống thoát và cấp nước riêng biệt cho ao nuôi, có độ sâu giữ được mực nước 1,4m.

Bà con định kỳ lấy nước từ ngoài sông cho vào ao nuôi đồng thời chọn lọc cá để nuôi riêng, tránh tình trạng cá lớn ăn cá nhỏ làm hao hụt, năng suất giảm.

Nếu nuôi mật độ lớn cần bố trí quạt nước để cung cấp thêm oxy cho cá bống mú. Bố trí thêm chà và ống nhựa cho cá trú ẩn, tránh tấn công nhau.

Cách cải tạo ao trong kỹ thuật nuôi cá bống mú

Cải tạo ao trong kỹ thuật nuôi cá bống mú bằng cách như sau, trước tiên tát cạn nước để vét bùn đáy trong ao nhưng để lại lớp bùn dày 5 – 10cm. Bón 7 – 10kg vôi để tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh có trong đất. Phơi ao 5 – 10 ngày. Sau đó có thể cho nước vào ao.

Chuẩn bị thức ăn tự nhiên bằng cá rô phi

Thực hiện thả ghép cá rô phi trước khi thả giống cá bống mú trước 15 – 20 ngày, thả cá rô phi với mật độ 10kg/1000m2 với tỉ lệ đực cái là 1:3.

Chăm sóc, quản lý trong kỹ thuật nuôi cá bống mú

Thức ăn nuôi cá bống mú

Thức ăn trong kỹ thuật nuôi cá bống mú không quá phức tạp chủ yếu là cá tạp, tôm, cua nhỏ… Thức ăn phải được băm nhỏ vừa kích cỡ miệng cá. Cho ăn theo liều lượng như sau:

  • Tháng đầu ăn 10% so với trọng lượng thân và cho ăn 3 lần/ngày
  • Tháng sau giảm xuống còn 2 lần/ngày
  • Định kỳ bổ sung thêm vitamin C cho cá tăng sức đề kháng

Có thể quản lý tăng giảm lượng thức ăn bằng biện pháp đặt sàng. Nên kiểm tra sàng nhiều lần trong ngày để loại bỏ thức ăn dư tránh bị ô nhiễm nước.

Quản lý, chăm sóc trong kỹ thuật nuôi cá bống mú

Thường xuyên kiểm tra nước và thay nước trong ao, không thay nước khi thời tiết xấu tránh làm cá bị bệnh. Để nuôi cá bống mú hiệu quả cần đảm bảo nguồn nước mặn, luôn thay nước. Đồng thời theo dõi và kiểm tra tình hình sức khỏe cho cá để phát hiện bệnh và phòng tránh kịp thời. Cá bống mú có thể mắc các bệnh như sau:

  • Bệnh lở loét

Nguyên nhân do nguồn nước không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công, làm da cá bị lở loét, các vây bị thốt rữa. Bà con cần tắm cá trong nước ngọt có sục khí 15 – 20 phút để trị bệnh.

  • Bệnh do kí sinh trùng

Nguyên nhân là do các kí sinh trùng như giun, đĩa…gây nên. Trị bệnh bằng cách dùng formol 200mg/l tắm cho cá 30 – 40 phút hoặc tắm trong oxy già 150mg/l trong 30 phút.

Tiềm năng khi nuôi cá bống mú thương phẩm

Tiềm năng khi nuôi cá bống mú thương phẩm
Tiềm năng khi nuôi cá bống mú thương phẩm

Nuôi cá bống mú thương phẩm có nhiều tiềm năng và triển vọng, không những cung cấp thị trường nội địa mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài như Trung Quốc, Hongkong…

Với việc nắm vững các kỹ thuật nuôi cá bống mú hiệu quả, anh Nghĩa ở Bạc Liệu đã lãi lớn không dưới 1,5 tỉ đồng. Anh chia sẻ nuôi cá bống mú 10 – 12 tháng là xuất bán, năng suất 1 – 1,5 tấn/ao, trọng lượng 1kg/con.

Ông Lê Văn Lợi đã chia sẻ với giá cả như hiện nay thì việc nuôi cá bống mú thương phẩm có thể giúp bà con cầm chắc lãi từ 200 triệu trong tay.

Có nhiều kỹ thuật nuôi cá bống mú nhưng kỹ thuật nuôi cá bống mú trong ao đất hiệu quả và đem lại nhiều hy vọng nhất. Mong các kỹ thuật nuôi cá bống mú của chúng tôi sẽ cung cấp thêm kiến thức nuôi loại cá đem lại kinh tế cao này cho bà con.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá rô phi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây