Kỹ Thuật Nuôi Cá Chép Mang Lại Lợi Nhuận Cao

0
1564
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá chép là một trong những loài cá nước ngọt phổ biến, được nuôi ở nhiều nơi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Do đó, mô hình nuôi cá chép thương phẩm hiện nay đang không ngừng phát triển rầm rộ ở nhiều nơi trên cả nước và mang lại lợi nhuận rất lớn. Chúng tôi mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin bổ ích về kỹ thuật nuôi cá chép nhé.

Cá chép mang đến lợi nhuận cao cho người chăn nuôi
Cá chép mang đến lợi nhuận cao cho người chăn nuôi  

Nội dung chính

Chuẩn bị ao nuôi cá

Trước khi nuôi cá, phải chuẩn bị ao theo các bước sau:

Tu sửa bờ ao, kiểm tra đăng cống, phát quang bờ.

Tát hoặc tháo cạn ao, dọn sạch bèo, cỏ, vét bùn (nếu lượng bùn quá nhiều), san phẳng đáy, lấp hết hang hốc ven bờ ao.

Tẩy vôi khắp đáy ao, để diệt cá tạp và mầm bệnh, bầng cách rải đều từ 8-10 kg vôi bột cho 100m2 đáy ao. Nếu trong ao nuôi vụ trước, cá tôm bị bệnh hoặc ao bị chua thì lượng vôi tẩy ao tăng gấp 2 lần (từ 15-20kg/100m2).

Phơi ao khoảng 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao 30-40 kg phân chuồng đã ủ kỹ và 40-50 kg lá xanh (lá thân mềm để làm phân xanh) cho 100 m2. Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao. Dùng trâu bừa đáy ao 1-2 lượt cho phân xanh và lá lẫn vào bùn đồng thời lấp phẳng đáy ao.

Lọc nước vào ao khoảng 0,5 m, ngâm ao từ 5-7 ngày nước ao sẽ có màu xanh nõn chuối (màu của phù du sinh vật), lọc nước tiếp vào ao đạt mức sâu 1 m trước khi thả cá. Càn lọc nước bằng đăng hoặc lưới đề phòng cá dữ, cá tạp tràn vào ao nuôi cá.

Xử lý cá giống trước khi thả nuôi

Dùng cá thử nước: cắm giai hay rổ thưa xuống ao, thả vào trong đó 10-15 con cá giống. Theo dõi cá từ 20-30 phút thấy cá hoạt động bình thường là được, nếu thấy cá yếu hoặc chết… thì phải tạm ngưng việc thả cá để giải quyết lại nguồn nước đã lấy vào ao. Trước khi thả cá lại ao cũng phải dùng cá để thử nước.

Cá trước khi thả xuống ao cần được xử lý để tránh mang theo mầm bệnh vào môi trường sống của tập thể
Cá trước khi thả xuống ao cần được xử lý để tránh mang theo mầm bệnh vào môi trường sống của tập thể

Tắm cho cá giống đề phòng bệnh: cá giống khi vận chuyển về, trước khi thả, nên tắm qua nước muối ăn (NaCl) nồng độ 3%. Cách tắm: Dùng chậu chứa 10 lit nước sạch, hoà tan 300g muối ăn trong nước, dùng vợt bắt cá để tắm trong thời gian từ 10-15 phút.

Tránh để cá bị “sốc” do chênh lệch nhiệt độ giữa nước ao và nước chứa cá: khi thả cá xuống ao nuôi, để đảm bảo an toàn cho cá, cần chú ý cân bằng nhiệt độ nước giữa 2 môi trường, nhất là cá giống vận chuyển đường xa trong mùa hè có nhiệt độ cao. Cách làm: ngâm túi cá xuống ao từ 5-10 phút trước khi thả. Thả cá: mở dây buộc túi, hai tay ấn dìm một nửa miệng túi xuống nước, cho nước ngoài ao từ từ vào túi, khi thấy cá khoẻ, bơi ngược dòng nước thì thả cá ra ao. Chú ý thả cá ở đầu gió cho cá phân tán nhanh ra ao.

Chăm sóc và quản lý

Cho ăn theo nguyên tắc 4 định ( định lượng, định chất, định vị, định thời gian). Khẩu phần ăn 2-3% tổng lượng cá trong ao. Khẩu phần ăn càng giảm khi cá càng lớn. Ngày cho ăn 2 lần (sáng và chiều), lúc trời không mưa, nước nhiều oxy.

Cần cho cá chép ăn theo đúng tiêu chuẩn để cung cấp dưỡng chất phù hợp nhất
Cần cho cá chép ăn theo đúng tiêu chuẩn để cung cấp dưỡng chất phù hợp nhất

Cá chép khi nuôi ở mật độ cao thức ăn và điều kiện môi trường không như trong tự nhiên nên sức đề kháng của cá kém hơn, dễ bệnh hơn đặc biệt là bệnh tiêu hóa. Để giúp cá tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tăng sức đề kháng, kích thích miễn dịch bổ sung BioBactil vào thức ăn 3-5g/kg thức ăn mỗi ngày một lần.

Định kỳ hoặc khi thời tiết bất lợi nên bổ sung thêm vitamin C và các ion hòa tan giúp cá tăng cường trao đổi khoáng – C vitan với liều dùng 1kg cho 1500-2000m3 nước.

Kiểm tra sàn ăn, theo dõi, định kỳ kiểm tra trọng lượng cá cũng như kiểm soát mầm bệnh để có sự thay đổi lượng ăn và khẩu phần ăn phù hợp.

Phải giữ lượng nước thích hợp, hằng ngày kiểm tra bờ ao, cống rãnh.. Thay nước theo định kỳ ( tuần, tháng…) tùy theo mức độ nhiễm bẩn của ao. Mỗi lần thay 20 – 30% lượng nước trong ao. Tăng mực nước theo sự tăng trưởng của cá. Quan sát hoạt động của cá: nổi đầu, bơi lội, sức ăn,… để kịp thời xử lý khi có dấu hiệu bất thường. Bảo vệ cá tránh thất thoát trong mùa lũ (tu sửa bờ ao, rào lưới…).

Theo dõi màu nước thường xuyên để tăng giảm lượng thức ăn, quan tâm đến sự biến động của DO, pH, khí độc… trong ao nuôi không để cá bị sốc khi thay đổi đột ngột các yếu tố trên. Sử dụng ZEO ramin để hấp thu khí độc (nếu có), ổn định môi trường và tăng khả năng hòa tan của oxy vào nước, định kỳ 2-3 ngày dùng 15-20kg cho 1000-2000m3 nước.

Thu hoạch

Thường sau khoảng 6-8 tháng nuôi là có thể thu hoạch. Có thể thu tỉa những con đủ tiêu chuẩn cá thịt. Trước khi thu hoạch 1 ngày phải ngừng cho ăn. Khi thu hoạch phải rút bớt nước. Thống kê sản lượng thu theo số con và trọng lượng để rút kinh nghiệm nuôi năm sau.

Cá chép sau khi nuôi khoảng 8 tháng có thể thu hoạch
Cá chép sau khi nuôi khoảng 8 tháng có thể thu hoạch

Chúng tôi mong rằng với thông tin mình chia sẻ. Bạn sẽ hiểu thêm về kỹ thuật nuôi cá chép và ứng dụng thành công trong mô hình nuôi cá của mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây