Cá quả miền Bắc là giống cá nước ngọt có trọng lượng lớn, thịt ngon, được thị trường ưa chuộng. Nếu áp dụng đúng kỹ thuật nuôi cá quả miền Bắc, chỉ sau từ 4 – 6 tháng bà con đã có thể thu hoạch, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các mô hình nuôi trồng khác.
Môi trường nuôi cá quả miền Bắc
-
Nuôi cá quả trong ao
Đối với ao cũ đã từng nuôi các loại thủy sản khác, bà con cần tiền hành cải tạo trước khi thả cá quả. Cách cải tạo:
Nạo vét đáy bùn dày 15 – 20cm
Vệ sinh, phát cỏ xung quanh bờ, đắp lại bờ ao, kiểm tra xem có hang hốc hay không.
Bón vôi vào đáy ao để cải tạo, bón 7 – 10kg vôi/100m2. Sau khi bón, cho phơi đáy 2- 3 ngày sau đó cấp nước.
Bón phân để gây màu cho nước. Sử dụng 5 – 10kg phân chuồng + 3 – 4kg phân NPK cho 1000m2 ao.
Đối với ao mới đào cũng cần cải tạo trước khi thả cá.
Sau khi đào nên cho ngâm nước và tiến hành tháo – cấp nước 2- 3 lần để rửa phèn.
Bón vôi cải tạo ao mới. Nếu độ pH trên 4,5 thì bón 7 – 10kh vôi bột/ 10om2, nếu pH dưới 4,5 thì bón 10 -15kg vôi/100m2. Phơi đáy ao từ 2 – 3 ngày sau đó cho nước vào ao.
Bón phân gây nước màu: Sử dụng 10 – 15kg phân chuồng + 4 – 6kg phân NPK cho 1000m2 ao.
-
Nuôi trong bể xi măng
Ngoài ao đất thì mô hình nuôi cá quả trong bể xi măng cũng được nhiều nông dân áp dụng để khắc phục các nhược điểm như: diện tích, thuận tiện trong khâu chăm sóc, quản lý, thay nước, phòng trừ dịch bệnh và thu hoạch. Thời gian nuôi trong bể xi măng được rút ngắn, cá lớn nhanh, sinh trưởng tốt, chất lượng cá đông đều nên giá bản ổn định, thu hồi vốn nhanh.
Bà con có thể xây bể nửa nổi nửa chìm để giảm chi phí.
Diện tích: 40 – 60m2 hình vuông hoặc hình chữ nhật.
Tường gạch xây cao từ 0,8 – 1m trong đó từ nên cao 0,5m láng xi măng trơn để cá không nhảy được và không làm xây xước cá.
Xung quanh tường quây bằng lưới hoặc cắm cọc.
Đáy láng xi măng trơn, nghiêng 3 – 5 độ để dễ thay nước.
-
Nuôi trong vèo
Ngoài ra, bà con cũng có thể áp dụng mô hình nuôi cá chuối trong vèo, giai.Mỗi vèo rộng khoảng từ 10 – 30m2, độ sâu từ 1,5 – 2,5m. Vèo được làm chắc chắn, sử dụng lưới hoặc cước, chọn sợi lưới 3,6 ly, kích thước lỗ lưới 2,5cm bên ngoài nên đóng cọc chắc chắn để buộc vèo. Vèo đặt trên ao, cách đáy khoảng 50cm.
Ưu điểm khi nuôi cá quả trong vèo: có thể nuôi cá với mật độ cao, nguồn thức ăn tập trung nên thuận tiện hơn. Ngoài ra, cá cũng không bị cọ sát vào đáy ao, đặc biệt tỷ lệ hao hụt thép, ít bệnh, dễ dàng quản lý, chăm sóc và thu hoạch.
Chọn và thả cá giống
-
Thả cá giống
Vụ 1: thả giống vào tháng 4 – 5 âm lịch, thu vào tháng 8 – 9 âm lịch. Đây là mùa vụ thích hợp nhất.
Vụ 2: thả giống vào tháng 8 – 9, thu hoạch vào tháng 12 sang tháng giêng năm sau.
Vụ 3: Thả vào tháng giêng đến tháng 7. Tuy nhiên thời điểm này thả cá thì cá sẽ chậm lớn.
-
Chọn cá giống
Chọn cá có kích thước đồng đều, trọng lượng đạt khoảng 200g/con, thân dài từ 8 – 10cm thì cá sẽ nhanh lớn. Hoặc bà con cũng có thể chọn giống cỡ 50 – 100g/con, thân dài từ 3 – 4cm.
Nguồn thức ăn của cá quả
Thức ăn từ tự nhiên: Động vật phù du, rô, chép, diếc, sặc bướm, trê, lươn, cua đồng, tôm tép, ếch nhái, cá tạp… nói chung tất cả những con mồi vừa miệng chúng.
Thức ăn nhân tạo: Cách nuôi cá quả đạt năng suất cao, tỷ lệ thịt tốt, bà con cần chủ động sản xuất thức ăn nhân tạo là các loại cám viên để đáp ứng nhu cầu thức ăn hàng ngày cho cá. Trong cám viên, phần lớn là đạm động vật, còn một phần nhỏ là đạm thực vật.
+ Đạm động vật: cá tạp, tôm, cua, ốc bươu vàng, phế phẩm lấy từ các lò mổ…
+ Đạm thực vật: bột gạo, bột ngô, cám tấm gạo, các loại cây họ đậu, khoai, sắn, củ quả các loại.
Để cá nhanh lớn, đối với nguồn thức ăn tươi sống như cá tạp, cua đồng, bà con nên dùng máy cắt cá hoặc máy nghiền cua ốc để làm nhỏ thức ăn.
Còn cách tự sản xuất cám viên nuôi cá chuối là sử dụng máy băm nghiền đa năng để nghiền nhỏ tất cả nguyên liệu, phối trộn với nhau theo tỉ lệ thích hợp để ép thành cám viên.
Phòng trị bệnh cho cá quả miền Bắc
-
Bệnh đốm đỏ
Dấu hiệu: Bơi lờ đờ trên mặt nước, có điểm xuất huyết trên thân, bụng cá trương to, ít ăn hoặc bỏ ăn, hậu môn và vây đuôi bị rách.
Khắc phục: Sử dụng Oxytetracycline: 2g + Vitamin C 3g/100kg cá. Trộn đều thuốc vào thức ăn, cho ăn 5 – 7 ngày.
-
Bệnh trắng da (mất nhớt)
Dấu hiệu: Bệnh xuất hiện khi trên thân cá bị xây xát. Dấu hiệu bỏ ăn, hốc vây lưng xuất hiện màu trắng, lan nhanh. Bệnh nặng vết lở loét sâu, có thể chết.
Khắc phục: Tắm cho cá trước khi thả nuôi.
Điều trị bằng Cyprocan 4g/kg thức ăn, ngày cho ăn 2 lần trong 5 ngày
-
Bệnh thối vây đuôi
Dấu hiệu: Vây bụng, vây đuôi bị viêm nhiễm do cắn nhau hoặc vận chuyển, đánh bắt.
Khắc phục: Có thể dùng dung dịch thuốc tím 1g/m3 để tắm cho cá.
Dùng kháng sinh Pantacin 200 với lượng 3mg/kg trộn với thức ăn, cho ăn 5 – 7 ngày liên tục.
-
Bệnh đốm trắng
Dấu hiêu: Do ký sinh trùng gây ra khiến cơ thể cá có đốm trắng
Khắc phục: Dùng thuốc tím nồng độ 1g/m3 để phun xuống bể nuôi. Dùng kháng sinh Gencin 100g/15kg trộn với thức ăn, cho ăn 5 ngày liên tục.
Với những thông tin về kỹ thuật nuôi cá quả miền Bắc mà chúng tôi chia sẻ đến bà con. Chắc chắn bà con đã cập nhật thêm cho mình được nheieuf thông tin bổ ích đúng không nào? Chúc bà con thành công với mô hình nuôi cá quả của mình.