Khác với những bài viết trước, đây sẽ là bài viết hướng dẫn bà con những kỹ thuật nuôi cá rô phi cơ bản nhất. Không nhắc lại về thức ăn, cách dựng ao mà đào sâu vào công tác thả giống mà quản lý. Tôi mong bà con sẽ có một vụ mùa bội thu nhờ bài viết này!
Kỹ thuật nuôi cá rô phi chuẩn nhờ chọn lọc giống
Muốn kỹ thuật nuôi cá rô phi cho hiệu quả kinh tế cao thì tôi khuyến khích bà con biết cách chọn những giống cá rô phi đơn tính. Đây là loài rô phi có khả năng sinh trưởng tốt, khỏe mạnh và chống chọi bệnh tốt, ít bị nhiễm bệnh.
Khi chọn nên lựa chọn những con giống có kích thước đều nhau, bơi khỏe, nhanh, tốt nhất là những con dài từ 6-8cm. Trên thân mình cá không bị xây xát, không có hiện tượng tụ máu cũng không có triệu chứng bệnh tật. Bà con có thể thực hiện một số thao tác tạo sự chú ý để kiểm tra tốc độ phản xạ lại tiếng động của cá, nếu chúng phản xạ nhanh thì đó là cá giống tốt.
Kỹ thuật thả cá giống đúng cách
Khi áp dụng kỹ thuật nuôi cá rô phi thì trước khi thả cá bà con phải tắm cho chúng bằng nước muối loãng 2 -3% trong khoảng từ 5 -10 phút. Sau đó đưa bao nước muối mà cá đang tắm vào ao từ từ cho chúng bơi và làm quen với nhiệt độ, môi trường ao nuôi. Khi cá đã dần có những biểu hiện quen thuộc với nguồn nước mới thì bà con mở bao cho cá bơi ra ngoài.
Mật độ thả cá phù hợp để áp dụng kỹ thuật nuôi cá rô phi hiệu quả là khoảng từ 2-5 con/m2. Nên thả vào sáng sớm hoặc chiều tối, khi tiết trời mát mẻ, tránh nắng, tránh lạnh. Thời gian phù hợp nhất chính là từ tháng 3 đến tháng 8.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá rô phi và công tác quản lý
Thường xuyên theo dõi trạng thái của cá
Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn giản là thả cá vào ao và cho ăn theo chế độ dinh dưỡng được chuẩn bị sẵn mà nhiều bài viết đã đề cập đến. Tuy nhiên, bản thân tôi cho rằng, một kỹ thuật nuôi cá rô phi tốt là kỹ thuật nuôi cho ra hiệu quả ao với mức rủi ro thấp nhất.
Do đó, để tăng cường sức đề khác cho đàn cá, tránh để đàn cá bị chết, suy yếu cho bệnh tật thì bà con nên xiết chặt công tác quản lý cũng như tăng cường tần suất theo dõi trạng thái của đàn cá. Những lúc cho cá ăn, bà con nên để tâm đến thói quen ăn uống, sinh hoạt của cá. Tốt nhất là cho ăn vào khoảng 4-6h sáng hoặc 2-4h chiều.
Nếu có dấu hiệu bất thường như kén ăn; bỏ bữa; bơi chậm, lờ đờ, mất phương hướng, da sẫm,… thì bà con nên nhanh chóng vớt cá và có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh làm bệnh lây sang những con khác.
Vào những thời điểm giao mùa, để tránh tính trạng thời tiết thay đổi đột ngột ảnh hưởng đến sức khỏe đàn cá, bà con nên tăng cường vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn cho cá.
Thực hiện công tác quản lý môi trường ao nuôi cá rô phi
Tháng đầu tiên sau khi thả cá thì bà con không cần thay hoặc đổ thêm nước vào ao. Sau tháng thứ 2 thì bà con mới tiến hành thay nước và mỗi tháng như vậy sẽ thay định kì từ 2 đến 3 lần. Tuy nhiê, mỗi lần chỉ thay 1/3 lượng nước trong ao, để cá không bị shock, dễ thích nghi nguồn nước mới.
Ngoài ra bà con cũng có thể tăng cường sục khí ao nuôi nếu hàm lượng Oxy giảm thấp, nhất là những ngày âm u.