Mắc ca là loại hạt giàu dưỡng chất và có vị beo béo thơm ngon nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, loại cây này lại không dễ trồng chút nào. Đây cũng là lý do vì sao hạt Mắc ca lại có giá đắt đến thế. Để cây Mắc ca cho năng suất như mong muốn, bên cạnh điều kiện về thời tiết, thổ nhưỡng thì kỹ thuật trồng cũng rất quan trọng. Để hiểu hơn về kỹ thuật trồng cây Mắc ca, chúng ta hãy cùng theo dõi nội dung sau đây.
Sơ lược về cây mắc ca
Cây Mắc ca có nguồn gốc từ châu ÚT và có tên khoa học là Macadamai (thuộc họ Protaceae). Đây là loại cây ăn quả chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào, nhất là dầu (78%). Nhân hạt Mắc ca có vị béo ngon và là một loại thực phẩm cao cấp, rất được ưa chuộng.
Tại Việt Nam, Mắc ca được trồng đầu tiên tại Ba Vì rồi nhân rộng sang Đack Lack, Lâm Đồng.
Cây Mắc ca là loại cây thân gỗ, sống lâu năm (có thể lên đến 60 năm). Mặc dù vậy, rễ Mắc ca khá nông, có tán rộng nên khả năng chịu mưa bảo không tốt. Thân cây Mắc ca có thể cao đến 18m với hai loại phổ biến là Mắc ca vỏ hạt nhắn và Mắc ca vỏ hạt nhám.
Quả mắc ca có hình tròn, vỏ xanh và chuyển sang nâu khi chín. Vỏ Mắc ca sẽ khô dần rồi tự nứt khi đến mùa thu hoạch. Trong khi đó, hạt Mắc ca lại có phần vỏ màu nâu cứng và dày cùng phần nhân màu trắng sữa.
Quả hình trái đào hoặc tròn như hòn bi, khi chín vỏ quả chuyển từ xanh sang nâu, vỏ quả khô tự nứt. Vỏ hạt màu nâu rất cứng, nhân hạt màu trắng sữa.
Kỹ thuật trồng cây Mắc ca
-
Thời điểm trồng
Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây Mắc ca là đầu mùa mưa. Vào tháng 5 đến tháng 8 hàng tháng, thời tiết mưa nhiều nên cây con sẽ dễ thích nghi hơn và không bị khô hạn.
-
Mật độ trồng
Không giống như nhiều loại cây khác, cây Mắc ca cần được trồng theo mật độ thích hợp thì mới phát triển tốt được. Theo đó, ở mỗi phương thức trồng, điều kiện đất đai, diện tích, … thì mật độ trồng Mắc Ca sẽ khác nhau. Thông thường cây sẽ được trồng theo những mật độ sau:
– 278 cây/ ha với mật độ 9m x 4m.
– 222 cây/ha với mật độ 9m x 5m.
– Trồng xen cây công nghiệp khác với 70 cây/ha theo mật độ 12m x 12m
-
Hố trồng
Hố trồng Mắc ca phải đảm bảo điều kiện thoát nước tốt và được đào trên phần đất dày, đủ độ tơi xốp. Kích thước hố phù hợp để trồng cây Mắc ca là 50 x 50 x 50 (cm) hoặc 80 x 80 x 80 (cm).
-
Bón lót
Thông thường, phân bón lót cho cây Mắc ca sẽ được trộn theo tỷ lệ 5kg phân chuồng : 0, 5 kg lân : 0, 5kg vôi. Phần phân này cần được ủ trong hố khoảng 1 tháng trước khi bắt đầu trồng cây.
-
Cây giống
Không riêng gì Mắc ca, với mọi loại cây trồng thì việc chọn cây giống là vô cùng quan trọng. Cây giống tốt sẽ có khả năng kháng bệnh tốt, sinh trưởng nhanh. Theo đó, bạn nên chọn những cây không sâu bệnh, xanh tốt, cứng cáp, ….
-
Tiến hành trồng cây Mắc ca
Để trồng cây Mắc ca đúng kỹ thuật, chúng ta cần thực hiện đầy đủ những bước sau:
– Trộn phần đã trong hố thêm một lần rồi đào thêm một hố nhỏ ở giữa (sâu khoảng 30cm và rộng khoảng 20cm).
– Giữ chặt bầu đắt bằng cả bàn tay, tránh làm vỡ bầu khi xé túi.
– Sử dụng dao tách ngang một phần đáy bầu rồi rạch nhẹ một đường dài từ đáy lên đến nửa túi. Trước khi cắt cần kiểm tra xem rễ cây có bị cong hay xoắn không để thực hiện cắt tỉa.
– Nhẹ nhàng cho cây xuống hố trồng rồi vừa lấp đất, vừa rút túi bầu. Đất cần nén đủ chật để cây được vừng nhưng cũng không nén quá mạnh tránh làm tổn thương rễ.
– Cắm thêm một cộc gỗ với góc nghiêng khoảng 60 độ rồi cột cây vào để giữ cây không bị gió lay làm hỏng rễ.
Chăm sóc cây Mắc ca
-
Kiểm tra cây và làm cỏ
Khi cây được trồng khoảng 30 ngày chúng ta cần kiểm tra xem cây có thích nghi tốt hay chưa và chỉnh sửa lại nếu cây bị nghiêng hay đổ. Những thân dây leo vừa hình thành và cỏ non cũng cần được làm sạch sẽ vào lúc này.
-
Bón thúc cho cây
Bón thúc cho cây cần được thực hiện đúng cách:
– Năm đầu tiên: Vào năm ra hoa đầu tiên, chúng ta cần phải bón lót trước khi ra hoa bằng phân NPK. Theo đó, mỗi gốc cây cần khoảng 100gr NPK và việc bón thúc này cần thực hiện 2 lần, cách nhau khoảng 50 ngày.
– Những năm tiếp theo: Vào những năm tiếp theo, cây cần được bón thúc vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Mỗi gốc cây cần khoảng 120gr NPK.
– Phân chuồng: Cây càng lớn thì lượng phân càng nhiều hơn. Tối thiểu, mỗi năm cây Mắc ca cần bón thúc thêm 20 đến 30 kg phân chuồng.
Khi bón thúc, cần xới đất nhẹ xung quanh góc cây rồi bón phân, sau đó lắp đất lại. Rãnh bón sâu tối đa 20cm và cách gốc ít nhất 30cm.
-
Tỉa cành
Sau khi thu hoạch, cần thực hiện tỉa cành Mắc ca. Việc này sẽ giúp cây thông thoáng hơn và ít gặp sâu bệnh.
-
Bệnh hại thường gặp ở Mắc ca
Mắc ca thường gặp những căn bệnh như:
– Bệnh về hoa: hoa xuất hiện nhiều đốm tối màu rồi khô héo thậm chí là rụng. Loại bệnh này dễ phát triển vào mùa mưa. Có thể phòng trị bằng cách trồng cây cách xa và phun thêm thuốc Benomyl, Carbendazim, …
– Nổi nốt trên vỏ: Vỏ của quả Mắc ca có thể sẽ nổi nhiều nốt màu vàng đậm và lan rộng dần. Căn bệnh này là do vi khuẩn gây ra và có thể khiến vỏ trở lành màu nâu nếu phát triển mạnh. Có thể phun thuốc Cupric Hydroxide Cu(OH)2 để điều trị.
– Bệnh hại thân: Đây là căn bệnh do một loại nám dịch mao khuẩn tạo thành và rất nguy hiểm. Bệnh có thể làm cành, lá khô héo và khiến cây chết dần. Có thể phòng bệnh bằng cách dùng sơn trắng hòa cùng Cupric Hydroxide Cu(OH)2 để sơn phần gốc cây. Độ cao của vết sơn khoảng 35 cm là phù hợp.
-
Thu hoạch Mắc ca
Cây Mắc ca nếu phát triển tốt có thể cho quả sau 3 năm trồng. Sau 10 năm, cây sẽ cho năng suất ổn định hơn.
Thời điểm thu hoạch Mắc ca rơi vào tháng 7 đến tháng 9. Lúc này quả tròn bắt đầu khô nứt và có màu nâu. Có thể thu hoạch bằng cách hái quả quả hoặc thu phần hạt đã rụng xuống đất.
Lưu ý: Quả sau khi hái cần phải bóc vỏ trong ngày rồi sấy khô hạt càng nhanh càng tốt.
Cây Mắc ca lọa loại cây có giá trị kinh tế ổn định, có thể thu hoạch lâu dài. Nếu thực hiện kỹ thuật trồng cây mắc ca phù hợp sẽ có năng suất cao. Ngoài ra bạn còn có thể trồng Mắc ca xen với các loại cây công nghiệp khác như cà phê, ca cao, … để tặng hiệu quả kinh tế.