kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm sớm ra trái vẫn đảm bảo chất lượng

0
3690
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Mãng cầu xiêm hay còn gọi là mãng cầu gai là loại trái cây rất được người Việt ưa chuộng. Không chỉ có vị ngon, dễ ăn, giàu dinh dưỡng, loại mãng cầu này còn có thể làm trà hay sấy khô, làm mứt có giá trị kinh tế cao. Đó là chưa kể mãng cầu xiêm còn không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật trồng và chăm sóc phức tạp vẫn đem về lợi nhuận khủng cho nhà nông. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được những kiến thức tưởng chừng đơn giản này, vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm dưới đây.

Tìm hiểu kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm sớm ra trái vẫn đảm bảo chất lượng
Tìm hiểu kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm sớm ra trái vẫn đảm bảo chất lượng  
  1. Nội dung chính

    Điểm qua một vài điều kiện sinh trưởng và phát triển của mãng cầu xiêm

Trước tiên, khi chọn con đường làm giàu từ mô hình trồng mãng cầu xiêm, người ta cần nắm được một số điều kiện sinh trưởng và phát triển của loại cây này:

  • Mãng cầu xiêm sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ khoảng từ 25 – 32 độ C, thích hợp nhất với vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ nước ta, cây không chịu được lạnh
  • Là loại cây ưa ánh sáng, phát triển tốt vào mùa mưa nhiều, độ ẩm không khí cao
  • Thích hợp với đất trồng có độ pH từ 4,5 – 6,5, không chịu được ngập úng, đất phèn và mặn

Xem thêm bài viết: Kỹ thuật trồng cây chùm ngây cho cả năng suất và chất lượng cao

  1. Làm đất trồng mãng cầu xiêm

Mãng cầu xiêm không quá kén đất trồng, nhưng vẫn sinh trưởng tốt hơn ở đất có thịt nhẹ, độ pH từ 4,5 – 6,5. Riêng với đất phèn hay đất mặn cần rắc vôi bột phơi ải để khử đất từ 10 – 12 ngày trước khi đào hố trồng cây.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ cây mãng cầu xiêm con sinh trưởng và phát triển tốt nhất, bà con nên tiến hành bón lót cho các hố trồng trước khi xuống cây. Tỷ lệ bón lót như sau: mỗi hố trồng dùng từ 10 – 15kg phân chuồng hoai mục trộn cùng 0,5kg super lân và 0,5kg vôi bột.

Thời vụ trồng bưởi da xanh tốt nhất để đạt năng suất và chất lượng cao là vào cuối mùa khô đầu mùa mưa khoảng từ tháng 4 – 5 dương lịch. Tuy nhiên, cần lưu ý về hệ thống rãnh thoát nước để đảm bảo cây không bị ngập úng nếu mưa nhiều kéo dài.

Mãng cầu xiêm sinh trưởng tốt nhất trên đất thịt nhẹ có độ pH từ 4,5 đến 6,5
Mãng cầu xiêm sinh trưởng tốt nhất trên đất thịt nhẹ có độ pH từ 4,5 đến 6,5
  1. Chọn giống, tiến hành trồng cây con

Nếu mới chỉ lần đầu bắt tay vào mô hình mãng cầu xiêm kinh doanh, bà con vẫn nên chọn mua cây giống từ các điểm cung cấp có uy tín và chất lượng. Nên nhớ phải chọn cây con khỏe mạnh, chiều cao từ 25 – 30cm, lá xanh tốt, không sâu bệnh, thân mập và khỏe.

Sau khi có cây giống tốt, tiếp tục tiến hành trồng cây con theo quy trình sau:

  • Đào hố trồng cây trên đất đã canh tác trước đó, mỗi hố có đường kính từ 40 – 60cm, sâu từ 25 – 30cm, hố cách hố, hàng cách hàng khoảng 3 – 4m
  • Xé nilon, cho bầu ươm vào các hố đã đào, lấp đất xung quanh tạo thành mô đất cao khoảng 10cm, tưới nước đẫm ngay sau khi trồng cây
  • Có thể trồng xen canh hay chuyên canh tùy theo mục đích của nhà vườn
Nên chọn cây giống mãng cầu xiêm có sức sống tốt, không sâu bệnh
Nên chọn cây giống mãng cầu xiêm có sức sống tốt, không sâu bệnh
  1. Kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm theo từng giai đoạn phát triển

Tưới nước

Mãng cầu xiêm vào thời gian đầu phát triển có nhu cầu nước rất cao nhưng lại không chịu được ngập úng. Do đó, bà con nên chú ý tưới nước thường xuyên vào mùa khô, ngày ít nhất 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Ngược lại vào mùa mưa cần chú ý thoát nước cho cây để tránh sâu bệnh và thối gốc, rễ.

Đối với các nhà vườn trồng theo mô hình kinh doanh nên áp dụng các hệ thống tưới tiêu công nghệ cao để nâng cao hiệu quả. Có thể tham khảo thêm bài viết tưới phun mưa như thế nào là hợp lý. 

Bón phân, phòng trừ sâu bệnh

Ngoài bón lót trước khi trồng mãng cầu xiêm người ta tiến hành bón thúc cho cây theo từng đợt như sau:

  • Năm đầu tiên: bón thúc bằng phân NPK tỷ lệ 10-10-10 và 16-16-8 theo hàm lượng 0,1kg và 0,2kg mỗi cây
  • Năm thứ 2 và 3 sử dụng phân NPK tỷ lệ như năm đầu tiên nhưng tăng lượng bón cho mỗi cây nhiều hơn 0,2 – 0,3kg
  • Nên bón thúc vào cuối mùa mưa sau khi thu hoạch và thời gian cây đang nuôi trái
  • Có thể dùng thêm chế phẩm sinh học bón hoặc phun tưới cho cây mỗi năm để nâng cao năng suất và chất lượng cũng như tăng khả năng chống chọi sâu bệnh của cây

Bao trái, chống côn trùng sâu bệnh

Sau khi quả đậu được 1 – 2 tháng, bà con nên tiến hành bao trái lại bằng nilon để ngăn sâu bệnh, côn trùng tấn công và cả ảnh hưởng từ các loại thuốc trừ sâu mang lại giá trị kinh tế cao.

Thu hoạch

Áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc, mãng cầu xiêm thường sẽ cho trái bói sau 2 – 3 năm trồng, thời gian từ khi thụ phấn đến thu hoạch chỉ kéo dài từ 3 – 4 tháng.

Chủ động bón phân giúp nâng cao năng suất thu hoạch mỗi vụ
Chủ động bón phân giúp nâng cao năng suất thu hoạch mỗi vụ

Bài viết trên chắc chắn đã giúp bà con hiểu hơn về kỹ thuật trồng và chăm sóc mãng cầu xiêm đạt được năng suất và chất lượng cao nhất. Chúc bà con sớm thành công với mô hình trồng mãng cầu xiêm của mình nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây