Chúng ta đều đã biết, mía là một trong những loại cây công nghiệp quan trọng, mang đến giá trị kinh tế cao cho nông dân Việt. Ở nước ta, mía được trồng ở rất nhiều vùng từ Bắc, Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ nhờ sức sống mãnh liệt, không kén đất, chịu hạn tốt. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng mía chỉ đạt đến mức độ cao nhất nếu bà con biết cách áp dụng đúng phương pháp và kỹ thuật trồng, chăm sóc. Đó là lý do bài viết dưới đây, chúng tôi muốn cùng bà con trao đổi thêm về kỹ thuật trồng mía hợp lý nhất.
-
Chọn đất, làm đất trồng mía
Mía là loại cây công nghiệp có sức sống tốt, không kén đất. Minh chứng cho thấy không ít bà con trồng mía thành công trên cả đất sét, đất cát, đất chua mặn hay đất đồi khô hạn ít màu mỡ.
Tuy nhiên, năng suất và chất lượng mía vẫn cao nhất khi trồng trên đất có tầng canh tác sâu, tơi xốp, độ pH thích hợp là từ 5,6 – 7,5, đất không quá chua, độ thông thoáng tốt. Đặc biệt, cây mía không chịu được ngập úng nên đất cần có độ dốc, khả năng thoát nước tốt vào mùa mưa.
Các bước làm đất trồng mía diễn ra như sau:
- Làm sạch cỏ dại, cày bừa đất sâu từ 25 – 30cm, bừa đi bừa lại khoảng 2 – 3 lần để đất tơi xốp
- Phơi ải đất từ 30 – 45 ngày để diệt các vi sinh vật gây bệnh có trong đất
-
Chọn giống, tiến hành trồng mía
Tương tự như các giống mít khác, mít Thái siêu sớm cũng thích hợp sinh trưởng và phát triển ở đất tơi xốp, có thịt, nhu cầu nước cao và không chịu được ngập úng.
Riêng với đất xấu nên được khử phèn chua bằng vôi bột, phơi ải nhiều ngày rồi tiến hành bón lót cải tạo đất bằng phân chuống hoai mục. Quy trình canh tác đất trồng mít siêu sớm diễn ra như sau:
- Đào hố trồng cây giống với đường kính và chiều sâu là 50 x 50cm, mỗi hố cách nhau 5m, hàng các hàng 6m. Với mô hình mít siêu sớm kinh doanh thì mỗi ha có thể trồng khoảng 300 cây
- Mỗi hố trồng dùng 0,5kg vôi bột trộn cùng 1 – 3kg phân hữu cơ thường là phân chuồng hoai mục trộn cùng đất ủ 10 – 12 ngày hoặc hơn
-
Chọn giống, tiến hành trồng cây
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các giống mía cho năng suất và chất lượng rất cao. Tuy nhiên, bà con nên chọn giống mía phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên địa phương mình ở, nhu cầu nguyên liệu ở nhà máy để đảm bảo nguồn cung ứng tốt nhất.
Chọn hom mía giống cần đạt được các điều kiện sau:
- Tuổi mía từ 6 – 8 tháng tuổi đảm bảo sức sống tốt
- Hom mía có từ 2 – 3 mắt mầm
- Không nhiễm sâu bệnh
- Lấy giống ở những ruộng có mức độ sinh trưởng và phát triển tốt, không có mầm bệnh hay virus gì khác
- Xử lý hom mía giống bằng cách ngâm nước vôi vài ngày hoặc phun nước trước khi trồng trước 1 ngày trước khi trồng trên đất đã canh tác
Quy trình trồng mía cần chú ý:
- Thời vụ: Tùy theo từng vùng miền, ví dụ như Tây Nguyên là tháng 10 – 11 dương lịch, Đông Nam Bộ là tháng 10 – 12 dương lịch,…
- Mật độ trồng mía: hàng cách hàng từ 0,8 – 1,2m, đối với hàng kép thì cách nhau từ 1,2 – 1,6m, mỗi ha trồng được khoảng từ 35.000 – 40.000 hom mía giống
- Cách trồng: đặt hom theo rãnh, nén chặt cho hom tiếp xúc với đất, tưới nước và chú ý giữ ẩm sau khi trồng để đạt hiệu quả gieo trồng cao nhất
-
Kỹ thuật trồng mía cho năng suất và chất lượng cao
Tưới nước
Vào mùa khô hạn, cần tưới nước thường xuyên 1 – 2 lần mỗi tháng cho mía, nhất là giai đoạn hom mía mọc mầm, đẻ nhánh và vươn lóng.
Mùa mưa cần chú ý thoát nước cho mía để tránh tình trạng úng và nước đọng lại nhiều trên ruộng.
Bón phân, phòng trừ sâu bệnh
Giống như các loại cây công nghiệp khác, mía cũng cần được bón lót và bón thúc nhiều đợt trong năm để nâng cao năng suất và chất lượng.
Bạn có thể tham khảo cách bón phân sau:
- Bón lót bằng phân hữu cơ thường là phân chuồng hoai mục hàm lượng 10 – 20 tấn cho mỗi ha và bổ sung thêm chất điều hòa độ pH cho đất
- Bón thúc bằng phân NPK khi kết thúc giai đoạn mía đẻ nhánh và sau thu hoạch
- Trước khi bón phân phải làm sạch cỏ dại
- Nên xới đất 2 lần mỗi vụ thu hoạch mía bằng máy hoặc phương pháp thủ công để tăng độ tơi xốp
- Theo dõi các giai đoạn phát triển của cây mía để phát hiện kịp thời sâu bệnh, tiêu diệt triệt để
Thu hoạch
Mía chín thường có lá sít lại, ngả sang màu vàng nhạt là có thể tiến hành thu hoạch, xử lý qua và đưa đến nhà máy.
Nhìn chung, kỹ thuật trồng mía không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi có hiểu biết mới có thể phát triển và duy trì tốt mô hình kinh doanh này. Chúc bà con thành công với các kỹ thuật mà chúng tôi chia sẻ!