Kỹ thuật trồng bầu đơn giản vẫn cho năng suất vượt trội mỗi vụ

0
2472
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Bầu là loại rau cho ăn cả ngọn và quả, dễ chế biến thành các món ăn ngon, giàu dinh dưỡng ngày thường. Mặt khác, kỹ thuật trồng và chăm sóc bầu lại khá đơn giản, có thể thu hái quả quanh năm. Đi cùng với thị hiếu và cách thức trồng đơn giản này, nhiều nhà vườn chọn kinh doanh từ mô hình trồng bầu. Vậy kỹ thuật trồng bầu phải chú ý những gì để đảm bảo được năng suất vượt trội mỗi vụ mà không cần đầu tư quá nhiều?

Chia sẻ kỹ thuật trồng bầu đơn giản vẫn cho năng suất vượt trội mỗi vụ
Chia sẻ kỹ thuật trồng bầu đơn giản vẫn cho năng suất vượt trội mỗi vụ
  1. Nội dung chính

    Làm đất, chọn thời vụ trồng bầu

Bầu là loại cây thân leo, dễ sinh trưởng và phát triển nhất là thân lá, rễ phát triển ăn lan rộng. Mỗi vụ, tùy vào giống nhà nông chọn mà sẽ thu hái được các loại bầu khác nhau, loại phổ biến nhất là bầu hình trụ dài thường thấy nhiều ở chợ.

Bên cạnh đó, cây bầu ưa sống ở nơi có cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ từ khoảng 20 – 30 độ C.

Riêng về đất trồng, bầu phát triển tốt nhất ở nơi có đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, độ pH từ 6 – 7 như đất phù sa hay đất nhiều mùn. Vì thế, nếu đất trồng không có đủ điều kiện về dinh dưỡng, bà con cần chủ động canh tác đất trước khi gieo trồng bầu theo các bước:

  • Làm sạch cỏ dại, cày bừa kĩ cho đất tơi xốp
  • Rắc vôi bột phơi ải đối với đất phèn hay đất chua
  • Sử dụng phân hữu cơ thường là phân chuồng hoai mục kết hợp cùng super lân nung chảy để bón lót đất
  • Thời gian bón lót cho đất thường kéo dài ít nhất là từ 12 – 15 ngày

Để đảm bảo sản lượng thu hoạch cao nhất, người ta thường trồng bầu vào thời gian từ tháng 11 – 1 dương lịch. Tuy nhiên, các nhà vườn vẫn có thể trồng quanh năm. Lưu ý nơi trồng bầu cần có hệ thống thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng.

Bầu có thể trồng từ hạt giống hay cây giống con mua từ cửa hàng uy tín
Bầu có thể trồng từ hạt giống hay cây giống con mua từ cửa hàng uy tín
  1. Chọn giống, tiến hành gieo trồng

Tùy vào điều kiện đất và mục đích kinh doanh mà bà con nên chọn giống bầu thích hợp nhất để gieo trồng.

Tương tự các loại rau củ quả khác, bầu có thể được trồng từ cách gieo hạt hay trồng bằng cây con. Cụ thể như sau:

Trồng bầu bằng hạt giống

  • Chọn mua hạt giống từ địa chỉ cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng hạt f1, sức sống tốt, chất lượng và năng suất cao
  • Xử lý hạt giống: ngâm hạt trong nước ấm khoảng 40 – 45 độ C trong vòng 3 – 6 tiếng đồng hồ, vớt ra để ráo rồi cho vào khăn ủ ở nhiệt độ 25 – 30 độ C
  • Theo dõi khi hạt nứt lanh thì tiến hành gieo trồng trong bầu đất ươm đã chuẩn bị sẵn hay gieo trực tiếp trên đất đã canh tác trước đó

Trồng bầu bằng cây con

  • Mua cây bầu con đạt chuẩn, có từ 2 đến 3 lá thật, thân mập mạp khỏe mạnh, lá xanh tốt, không sâu bệnh
  • Tiến hành đào hốc trên đất đã canh tác, mỗi hốc trồng từ 2 – 3 cây bầu con, vun đất xung quanh gốc bầu và tưới nước vừa đủ ngay sau khi trồng

Mật độ gieo trồng bầu

  • Mỗi hốc trồng bầu có kích thước đường kính 50cm, sâu 30cm, hốc cách hốc ít nhất 1m
  • Bầu trồng được 1 tháng đến 1,5 tháng thì tiến hành làm giàn cho bầu leo, độ cao giàn bầu trung bình khoảng 2 – 3m, được làm từ cây hay cọc gỗ mắc thêm dây kẽm hoặc thép
Bắt đầu làm giàn cho bầu khi cây sinh trưởng được từ 1 – 1,5 tháng
Bắt đầu làm giàn cho bầu khi cây sinh trưởng được từ 1 – 1,5 tháng
  1. Kỹ thuật trồng bầu giúp tăng năng suất, chất lượng

Tưới nước

Bầu là loại cây ưa nước nên bà con cần chú ý thường xuyên tưới nước cho cây, giai đoạn trưởng thành nên tưới ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều xế.

Thời điểm cây bắt đầu ra hoa và có trái, cần tăng lượng nước tưới lên để nâng cao năng suất và chất lượng cho quả.

Mùa mưa nên bố trí hệ thống thoát nước tránh ngập úng cho cây. Việc vun xới đất và bấm ngọn tỉa cành cũng cần thực hiện định kỳ để phòng chống sâu bệnh và kích thích cây phát triển tốt hơn.

Bón phân

Ngoài bón lót, bà con nên tham khảo các đợt bón thúc cho cây bầu trong suốt các giai đoạn phát triển như sau:

  • Sau khi trồng bầu được 2 tháng, bón thúc bằng phân NPK có tỷ lệ đạm cao, mỗi tuần bón thúc 1 lần cho cây
  • Khi quả đậu trái tiến hành bón thúc cho bầu bằng phân NPK có tỷ lệ kali cao hơn để cải thiện chất lượng quả khi thu hoạch

Thu hoạch

Sau thời gian khoảng hơn 2 tháng, bầu sẽ được thu hoạch nếu bà con áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc. Không nên để bầu quá to và giá mới hái làm mất giá trị dinh dưỡng, khó tiêu thụ.

Bầu bắt đầu cho thu hoạch  sau thời gian khoảng hơn 2 tháng gieo trồng
Bầu bắt đầu cho thu hoạch  sau thời gian khoảng hơn 2 tháng gieo trồng

Nói tóm lại, kỹ thuật trồng bầu không quá phức tạp nhưng vẫn mang đến giá trị kinh tế cao cho nhà vườn nhờ năng suất và chất lượng cao. Chúc bạn thành công với những kiến thức bổ ích từ chúng tôi!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây