Chia sẻ kỹ thuật trồng tỏi đơn giản mang lại năng suất lớn

0
3901
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Tỏi chính là một trong những loại gia vị xuất hiện nhiều trong gian bếp của mỗi gia đình. Việc trồng tỏi tại nhà vừa mang lại nguồn thực phẩm sạch, vừa tạo thêm nguồn thu nhập cho người trồng. Tuy nhiên cây tỏi cũng sẽ có những cách trồng và chăm sóc riêng để đảm bảo phát triển khỏe mạnh và cho nhiều củ nhất. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ dành riêng để chia sẻ về kỹ thuật trồng tỏi chuẩn nhất. Bạn đừng vội lướt qua những thông tin thú vị dưới đây nhé.

  1. Nội dung chính

    Thời vụ trồng tỏi

Thông thường, thời vụ trồng tỏi phổ biến nhất ở nước ta là:

  • Tỏi ta: Từ tháng 5 – 10 dương lịch.
  • Tỏi tây: Vì tỏi tây được trồng để ăn lá nên mùa vụ có thể diễn ra quanh năm, chủ yếu nhất là tháng 9 và tháng 2 dương lịch.
Tỏi có thể được trồng vào nhiều thời điểm trong năm
Tỏi có thể được trồng vào nhiều thời điểm trong năm
  1. Xử lý tỏi giống trước khi trồng

Để tỏi có đủ sức khỏe để sinh trưởng và cho năng suất tốt nhất. Một trong những yếu tố quan trọng không thể bỏ qua đó là việc lựa chọn giống và xử lý giống.

Tỏi giống có chất lượng tốt là những nhánh tỏi mập từ các củ chắc, thông thường 1ha đất sẽ cần đến 1 tấn tỏi giống.

Sau khi tỏi được tách nhánh và loại bỏ đi những nhánh lép thì cần mang tỏi ngâm trong dung dịch nước vôi 5%. Mục đích ngâm tỏi giống vào nước vôi là để loại bỏ mầm bệnh, thúc đẩy thời gian ra mầm, giúp cây giống đồng đều và sinh trưởng tốt hơn.

  1. Khoảng cách trồng cây tỏi

Người trồng tỏi cần căn cứ vào diện tích và địa hình đất để có khoảng cách trồng thỏi phù hợp. Nguyên tắc chung khi xác định khoảng cách trồng tỏi là:

  • Không trồng tỏi với mật độ quá dày vì cây sẽ phát triển chậm, sinh trường kém, còi cọc.
  • Không trồng tỏi với khoảng cách quá thưa vì sẽ gây lãng phí đất và tạo cơ hội để cỏ dại phát triển.
Khoảng cách trồng tỏi quyết định đến khả năng sinh trưởng và năng suất
Khoảng cách trồng tỏi quyết định đến khả năng sinh trưởng và năng suất
  1. Kỹ thuật trồng tỏi đơn giản

Tỏi sau khi ngâm trong nước vôi khoảng 3 giờ thì sẽ được vớt ra và để ráo nước. Tiếp đến cắm các nhánh tỏi vào luống đất đã làm sẵn, đảm bảo 2/3 nhánh tỏi nằm dưới đất, phủ một chút đất lên trên.

Lưu ý, luống đất trồng tỏi phải có chiều rộng tối thiểu 1m2, kích thước rãnh 30cm, khoảng cách giữa các hàng là 20cm.

  1. Nguồn dinh dưỡng cho cây tỏi

Cây tỏi cần nhận được nguồn dinh dưỡng dồi dào để có thể phát triển và cho năng suất tốt nhất.

Khi bón lót, bà con nông dân chú ý rải đều trên bề mặt đất và dùng các dụng cụ làm nông để trộn kỹ các thành phần cùng với đất. Phân bón lót cho tỏi thường sẽ là sự kết hợp của: Phân chuồng, vôi bột, NPK-S.

Sau khi tỏi được trồng xuống đất, các lần bón thúc sẽ được chia như sau:

  • Lần bón thúc sau 21 ngày trồng.
  • Bón thúc lần thứ 2 sau lần bón thúc 1 khoảng 25 ngày.
  • Lần bón thúc thứ 3 diễn ra sua lần bón thúc thứ 2 khoảng 21 ngày.
  1. Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây tỏi

Tỏi khá dễ chăm sóc, tuy nhiên việc gặp phải sâu bệnh hại cũng là điều không thể tránh được. Tuy nhiên bạn vẫn có thể phát hiện ra dấu hiệu bất thường ở cây tỏi để có những biện pháp phòng trừ hiệu quả, kịp thời.

Tỏi cần được loại bỏ mầm bệnh ngay từ đầu để hạn chế tình trạng lây lan
Tỏi cần được loại bỏ mầm bệnh ngay từ đầu để hạn chế tình trạng lây lan

Tỏi cần nhận đủ lượng nước để phát triển cách tốt nhất, bộ rễ lớn và khỏe mạnh. Tuy nhiên đến khi cây tỏi có từ 4 – 5 lá thật thì lượng nước tưới mỗi ngày có thể giảm đi. Mỗi lần tiến hành tưới rãnh có thể kết hợp bón thúc cho cây.

Những căn bệnh thường xuất hiện ở cây tỏi là: Bệnh than đen, bệnh sương mai. Muốn loại bỏ những loại bệnh này nhằm bảo vệ cây và mang đến năng suất cao nhất. Người trồng tỏi có thể lưu tâm đến việc sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu có nguồn gốc rõ ràng, chuyên dùng để điều trị từng loại bệnh. Điều mà nhà nông cần lưu ý đó là cần sử dụng thuốc đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách để đảm bảo không gây hại cho cây hay ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

  1. Thu hoạch và giữ lại tỏi giống

Đây là giai đoạn bất kể người nào trồng cây cũng mong muốn được thực hiện nhất. Tuy nhiên tỏi không thể thu hoạch quá sớm, người trồng tỏi có thể dựa vào một số đặc điểm như: Chóp của những lá phía trên bắt đầu khô, lá gốc lụi tàn. Thông thường tỏi sẽ được thu hoạch sau 130 ngày trồng.

Tỏi có thể được thu hoạch sau 130 ngày kể từ lúc trồng
Tỏi có thể được thu hoạch sau 130 ngày kể từ lúc trồng

Nếu muốn giữ lại củ giống cho vụ mùa tiếp theo, tỏi cần được trồng ít nhất 140 ngày tuổi. Đặc biệt là chọn những củ lớn, chắc, mập và đều để năng suất của vụ mùa tiếp theo cao hơn.

Kỹ thuật trồng tỏi mà chúng tôi chia sẻ không quá phức tạp nhưng giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xây dựng vườn tỏi cho riêng mình. Bạn đừng quên lưu lại những thông tin này để áp dụng khi cần thiết nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây