Loay hoay ngành trà Việt

0
2627
trà việt
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nội dung chính

Loay hoay ngành trà Việt

Văn hóa trà Việt Nam với những nét đặc trưng và tinh túy riêng, Trà Việt có thể chia làm ba loại: trà hương, trà mạn và trà tươi. Người Việt luôn tự hào về Trà Việt với mong muốn đưa hương vị trà Việt ra khắp thế giới. Thế nhưng, sau thời kỳ đại dịch COVID-19 không chỉ riêng ngành trà mà với các mặt hàng xuất khẩu khác cũng đang rơi vào tình trạng đầy cam go. Xung quanh những ” loay hoay ngành trà”, người trồng trà và doanh nghiệp đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Ngành trà Việt Nam đứng trước sự lựa chọn hoặc thay đổi hoặc biến mất.

Tình hình xuất khẩu trà Việt năm 2020

Trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu trà của Việt Nam giảm đến 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019 (theo Cục Xuất nhập khẩu). Với 70% tổng sản lượng dành cho xuất khẩu, sau đại dịch COVID-19 đã đẩy nhiều nhà sản xuất trà trong nước vào tình thế cam go, thay đổi để thích ứng và tồn tại.

Từ khi dịch bùng phát và vượt tầm kiểm soát trên một số quốc gia trên thế giới, các thị trường tiêu thụ lớn của ngành trà như Đài Loan, Trung Quốc và Nga gần như đóng băng. Ở các thị trường khác, những hợp đồng mới không được ký kết. Trong khi, những hợp đồng đã ký trước đây buộc hoãn thời gian giao hàng hoặc được đề nghị giảm giá và tệ hơn là phải hủy hợp đồng.

Trong khoảng thời gian tới giá trà thế giới sẽ giảm đáng kể, những hạn chế trong khâu vận chuyển ảnh hướng đến việc tiêu thụ trà ở nhiều quốc gia và các nhà xuất khẩu đặt giá thầu thấp trong bối cảnh đơn hàng từ các nhà nhập khẩu ở EU giảm do tác động của dịch COVID-19, theo Hiệp hội Thương mại Trà Đông Phi dự báo. Do đó mà hoạt đồng xuất khẩu trà Việt sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ trong thời gian tới.

Làm chủ sân chơi – loay hoay ngành trà Việt

Tái cơ cấu hoạt động sản xuất lẫn chiến lược kinh doanh là vấn đề cấp bách của các doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Long Đỉnh (Lâm Đồng) hiện có 50 ha trà chất lượng cao được cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Mỗi năm, hơn 90% sản phẩm của Công ty được xuất sang thị trường Đài Loan dưới dạng nguyên liệu thô với giá bán không cao. Không chỉ riêng mặt hàng trà mà với đa số các loại nông sản khác,Việt Nam là nước cung ứng nguyên liệu thô.

Theo Phó Giám đốc Công ty, bà Trần Phương Uyên, từ tháng 3 đến nay, sản lượng xuất khẩu trà thô của Long Đỉnh đã giảm 30% so với trước. Công ty đang đẩy mạnh tái cơ cấu thị trường, hướng vào sản phẩm cao cấp hơn thông qua việc sản xuất trà hữu cơ (True Organic) để tiêu thụ trong nước. Hiện, Công ty đang sản xuất 10 ha có chứng nhận sản xuất True Organic của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, với giá thành cao, việc đẩy mạnh tiêu thụ trà hữu cơ trong nước đang là bài toán lớn mà Long Đỉnh phải tìm lời giải. bà Uyên chia sẻ thêm: “Đến nay, Công ty đã bán được 3 tấn trà hữu cơ thành phẩm. Hiện Công ty chịu lỗ nhưng vẫn giữ nguyên giá sản phẩm để người tiêu dùng dần quen với sản phẩm hữu cơ”.

Theo ước lượng của những người kinh doanh trong ngành trà, hiện khoảng 90% lượng trà tiêu thụ nội địa vẫn đến từ các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thủ công, chất lượng không ổn định. Các doanh nghiệp trà Việt Nam tạo được thương hiệu rộng rãi mới chỉ ở hàng chục như Cozy, Phúc Long, Cầu Tre, Cầu Đất, Vinatea… Dù đã có thêm nhiều dòng sản phẩm hấp dẫn nhưng doanh nghiệp trà Việt Nam vẫn loay hoay tìm cách đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Đặt ra một bài toán cho các doanh nghiệp nói chung: Làm thế nào để dẫn dắt được khâu bán hàng thì sẽ dẫn dắt được khâu sản xuất và chế biến, đặt thế chủ động cho doanh nghiệp Việt Nam.

Chủ tịch Hiệp hội Trà Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tài, chia sẻ: “Chính sách của Nhà nước mới chỉ tập trung hỗ trợ sản xuất mà ít giúp đỡ các doanh nghiệp tiêu thụ. Để xây dựng thương hiệu và bán được sản phẩm ra thế giới, chúng ta phải xây dựng các tập đoàn có tiềm lực tài chính. Thế nhưng, thực tế cho thấy một số doanh nghiệp sản xuất trà khô xong đều muốn bán vội để quay vòng, không đóng gói để đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng” Và một vấn đề nan giả là khi một doanh nghiệp Việt mở kênh phân phối sản phẩm sâu không dễ dàng vì chi phí cao gấp 3 lần việc mở một nhà máy sản xuất.

Hiện nay, sau dịch thì hoạt động sản xuất tại Việt Nam đã trở lại bình thường, sản lượng trà sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch. Trong khi tại các quốc gia xuất khẩu trà lớn như Ấn Độ, Kenya, Sri Lanka vẫn trong tình trạng kiểm soát dịch bệnh, do đó hạn chế hoạt động thu hoạch, trồng trọt… làm ảnh hưởng đến sản lượng trà của các nước này.

Ở Ấn Độ, nhằm tránh sự lây lan của dịch bệnh lệnh phong tỏa được ban hành và thực thi, do đó các đồn điền phải tạm dừng thu hoạch. Theo dự báo, sản lượng trà của Ấn Độ trong năm 2020 giảm khoảng 9%. Bên cạnh đó, ở Trung Quốc- quốc gia xuất khẩu trà lớn nhất thế giới – do chịu thời tiết không thuận lợi làm cho sản lượng trà tại đây cũng bị giảm mạnh. Đặt ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu và Cục Xuất nhập khẩu cũng nhận định:” Các doanh nghiệp sản xuất trà của Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu”.

Liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và người trồng trà

Theo Euromonitor International, tiêu thụ trà toàn cầu được dự báo đạt 3,3 triệu tấn vào năm 2021, tăng 400.000 tấn so với năm 2016. Cũng theo công ty này, tiêu thụ trà tăng trưởng nhanh hơn tiêu dùng cà phê trong giai đoạn 2017-2021 với tốc độ tăng trưởng 15% so với 11,3% của cà phê. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tiêu dùng cho cà phê hiện nay vẫn thấp hơn so với tiêu dùng trà. Tuy nhiên, phần lớn tăng trưởng tiêu dùng trà đến từ phân khúc trà uống liền hoặc đóng chai. Thị hiếu của người tiêu dùng hướng tới các sản phẩm đồ uống tốt cho sức khỏe tiếp tục làm tăng cầu đối với mặt hàng trà uống liền.

Có thể thấy, dịch COVID-19 cũng là cơ hội để nhiều doanh nghiệp ngành trà nhận thấy cần phải thay đổi, nâng cao giá trị sản phẩm thay vì chạy theo sản lượng. Cho đến nay, hầu hết trà Việt đều xuất đi dưới dạng nguyên liệu thô, sau đó được đóng gói, pha trộn, hoặc chế biến để tiêu thụ ở thị trường nước sở tại hay xuất khẩu sang nước thứ 3. Vì vậy, trà Việt chỉ chiếm khoảng 5-20% giá trị sản phẩm cuối cùng, trong khi thương hiệu thường chiếm tới 40-60% giá trị sản phẩm. Đây là lý do khiến Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có giá xuất khẩu trà thấp nhất thế giới.

Mặt khác, Việt Nam có quá nhiều đầu mối xuất khẩu trà, giá trà bị ép và thấp hơn so với các quốc gia khác. Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước thay vì đầu tư nâng cao chất lượng, nâng giá xuất khẩu lại quay sang cạnh tranh lẫn nhau, ép giá xuống nông dân, khiến nông dân dần mất đi động lực chăm sóc cây trà tốt hơn.

Cùng nhau thay đổi, cùng nhau phát triển

Những người trẻ đạt giải trong các cuộc thi khởi nghiệp, thường với các dự án sản xuất trà sạch – những gương mặt triển vọng trong giới sản xuất trà – với cách làm mới mẻ mở ra tương lai mới cho trà Việt. Sự kết hợp kinh nghiệm của người đi trước, hoài bão bức phá của người đi sau đặt ra một bước ngoặc mới cho ngành trà nói chung và các vùng trà nguyên liệu như Thái Nguyên, Lâm Đồng nói riêng. Cách làm của họ là liên kết chặt chẽ với nông dân, ứng dụng công nghệ kỹ thuật sản xuất mới, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư nghiêm túc và kiên trì vào mẫu mã, quảng bá thương hiệu. Thị trường mà đối tượng này nhắm đến bao gồm người tiêu dùng trung lưu trong nước, một số thị trường không quá khó tính như Nga, Indonesia, các nước Trung Đông.

Tham khảo bài viết Chuỗi cà phê phát triển theo cục diện mới

Nguồn:https://nhipcaudautu.vn/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây