Nhiều năm trở lại đây, chắc hẳn bạn đã nhiều lần nghe qua khái niệm nông nghiệp công nghệ cao trong nước ta. Đây thực sự là bước tiến mới giúp người nông dân Việt có thể chủ động tăng gia sản xuất, nâng cao sản lượng nhanh chóng lại ít tốn công. Vậy thực tế nông nghiệp công nghệ cao là gì và được áp dụng theo mô hình thế nào? Bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi điểm qua các mô hình nông nghiệp công nghệ cao điển hình và lý tưởng ở nước ta.
1. Mô hình trồng rau theo công nghệ cao
Người nông dân Việt chủ yếu sống bằng nghề trồng rau, hoa màu. Do đó mà các mô hình trồng rau theo công nghệ cao được coi là mô hình mở đầu cho việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
2 mô hình trồng rau công nghệ cao phổ biến nhất hiện nay ở nước ta là thủy canh và khí canh. Trong đó:
- Thủy canh là mô hình trồng rau không cần dùng đất mà dùng nước có chứa các dưỡng chất giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Với mô hình này cho thấy rau phát triển đồng đều, xanh tốt, sạch sẽ, năng suất cao hơn đến 30% so với mô hình truyền thống
- Khí canh là mô hình trồng rau không dùng đất, nước mà cho cây sinh trưởng và phát triển hoàn toàn trong không khí. Người ta sẽ phun sương tạo ẩm và chất dinh dưỡng trực tiếp vào rễ cây rau. Giải pháp này không chỉ nâng cao năng suất mà còn tiết kiệm nước đến 90% so với mô hình thủy cao
2. Mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo công nghệ cao
Bên cạnh nghề trồng rau và hoa màu, rất nhiều người dân nước ta còn chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm lấy thịt và lấy các sản phẩm chúng làm ra. Vì vậy khi áp dụng công nghệ cao vào chăn nuôi, họ nhận thấy có rất nhiều biến đổi tích cực trong suốt quá trình nuôi và thu sản phẩm.
Điển hình nhất có thể nhắc đến mô hình nuôi bò sữa công nghệ 5 sao tại Thanh Hóa và mô hình trại gà cao cấp xuất Nhật tại Bình Phước.
Mô hình nuôi bò sữa công nghệ 5 sao tại Thanh Hóa
Mô hình trại bò sữa 5 sao hình thành với mục đích đáp ứng đủ các triết lý là bò ăn ngon ngủ tốt, cho nhiều sữa, sản xuất nhiều lứa kế tiếp, thân thiện môi trường và phát triển cộng đồng xung quanh trang trại.
Trong mô hình này, điểm cốt lõi là mỗi chú bò sữa hay bê con đều sẽ được đeo vòng theo dõi sức khỏe. Từ đó, mọi dữ liệu đều được giám sát chặt chẽ nhằm phát hiện kịp thời các bất thường để khắc phục, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất sữa bò.
Không chỉ thế, công việc cho bò ăn uống, chăm sóc hay vắt sữa đều có hệ thống máy móc, robot tự động làm việc đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Mô hình trại gà cao cấp xuất Nhật tại Bình Phước
Tương tự như mô hình trại bò, trại gà cao cấp xuất Nhật tại Bình Phước cũng ứng dụng thành công công nghệ cao. Điểm cuối cùng, cho ra sản phẩm thịt gà tươi sạch, thơm ngon, an toàn sức khỏe người tiêu dùng.
Tại đây, những chú gà đều được nuôi trong hệ thống chuồng gà lạnh khép kín, tuân thủ nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Mọi quá trình cho ăn uống chăm sóc cũng đều sử dụng công nghệ tự động hóa.
Nguồn thức ăn, nước uống đều được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, chất lượng nhằm đảm bảo an toàn, nuôi dưỡng những chú gà cho ra thịt ngon nhất.
3. Mô hình nuôi trồng thủy sản theo công nghệ cao
Cuối cùng, thật thiếu sót nếu bỏ qua mô hình nuôi trồng thủy sản theo công nghệ cao mang đến sự đột phá về cả năng suất và chất lượng nhiều năm nay.
Có thể bạn quan tâm: Lợi nhuận “khủng” khi ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao
Những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao là:
- Diện tích ao nuôi rộng
- Xây dựng ao thành 2 ngăn có láng xi măng phía dưới và xung quanh
- Chủ động lắp đặt các hệ thống sục khí, máy quạt nước, đẩy nước
- Có thể thống thoát nước, hút phân thải của các loại thủy sản
- Đảm bảo nguồn thức ăn phong phú, an toàn cho thủy sản nhằm đảo bảo chất lượng
Ngoài các mô hình nông nghiệp công nghệ cao điển hình trên, ở nước ta còn nhiều mô hình khác như nuôi heo, trồng cây ăn trái,… Bạn đều có thể tham khảo từng mô hình thông qua các bài viết hữu ích từ chúng tôi.
Nói tóm lại, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao này đều được xây dựng nhằm mục đích cải thiện năng suất và chất lượng các sản phẩm ở đầu ra cuối cùng. Vì thế, đây chính là giải pháp người nông dân cần tiếp thu và phát triển để nâng cao đời sống của chính mình và góp phần phát triển nông nghiệp của đất nước.