Những Điều Độc Đáo Chỉ Có Ở Trái Lý Miền Tây

0
13736
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cây Lý hay còn gọi là mận lý vì thân lá và hoa giống như cây mận nhưng chúng lại không được trồng phổ biến.Trái Lý Miền Tây không chỉ mang hình dạng độc đáo mà còn có hương vị thơm ngon. Hiện tại, loại trái này không xuất hiện phổ biến trên thị trường nhưng nó được xem là loại trái cây gắn liền với người dân Nam Bộ. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bà con nhiều hơn những thông tin liên quan đến trái Lý Miền Tây, mời bạn cùng đón đọc.

Nội dung chính

Thông tin liên quan đến cây Lý

Tên Cây: cây lý

Tên gọi khác: Lý , cây mận lý, lê, roi hoa vàng, doi hoa vàng, gioi hoa vàng, mận hoa vàng, bồ đào, Rose apple

Tên khoa học: Syzygium jambos

Họ: Myrtaceae (sim- đào kim nương)

Kích thước tại vườn: cao 2m-3m

Đơn vị tính:cây

Cây Lý hay còn gọi là mận lý vì thân lá và hoa giống như cây mận nhưng chúng lại không được trồng phổ biến. Ngày nay cây tập trung nhiều ở Miền Tây Nam Bộ.

Cây mận Lý hiện nay tập trung nhiều ở vùng Miền Tây Nam Bộ
Cây mận Lý hiện nay tập trung nhiều ở vùng Miền Tây Nam Bộ 

Đặc điểm của cây Lý

+ Cây lý thuộc thân gỗ lớn, sống lâu năm. Cao khoảng 3m-5m. Phân nhiều cành nhánh

+ Ở khu vực Miền Tây nhiều người trồng để hái trái sử dụng thay thế cây mận. Nơi đây được xem như là vương quốc của cây Lý

+ Lá dài hình giáo nhỏ nhọn tại đỉnh, bầu tròn gần cuống. Vành mép nguyên, phiến to màu xanh lục đậm, đường gân hiện rõ. Nhìn chung lớn hơn lá của cây mận

+ Hoa chùm màu trắng tinh có mùi thơm nhẹ, nhị hoa nhỏ tập trung nhiều trên đài, khi rụng sẽ đậu quả

Trái Lý Miền Tây có gì nổi bật?

Quả hình cầu tròn nhỏ hơn quả mận,có núm hình chuông trông giống như trái lựu, nhưng trái ngọt và rất thơm, tương tự trái mận thịt thơm mỏng cơm hơn nên còn được gọi là Rose apple. Cơm mềm và xốp , giai đoạn đậu trái từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. So với cây mận thì lý lâu ra trái hơn, đậu trái ít và khó bảo quản hơn, đây cũng là lý do mà cây lý ít được trồng trên thị trường.

Lúc còn nhỏ quả có màu trắng xanh, khi chuyển chuyển màu vàng nhạt. hương thơm cực kỳ, bên trong có hạt nâu đen, có thể sử dụng để gieo trồng.

Trái Lý miền Tây về cơ bản hình dáng rất giống với trái mận nên được gọi là quả mận Lý
Trái Lý miền Tây về cơ bản hình dáng rất giống với trái mận nên được gọi là quả mận Lý

Tìm hiểu về công dụng của cây Lý

+ Cây lý thuộc nhóm cây ăn trái hiếm (vì ít người trồng, và quả không bày bán trên thị trường) có nhiều giá trị cho cuộc sống.

+ Có thể trồng trước nhà, sân vườn để tạo bóng mát, làm cảnh

+ Trồng được trong chậu kiểng, sử dụng cây lâu năm tạo dáng bonsai kiểng cổ

+ Trái ăn được, vị ngọt thanh, cảm giác dễ chịu tốt cho sức khỏe

+ Ngoài ra quả lý được dùng làm thuốc chữa bệnh về đường ruột

Cách trồng và chăm sóc cây Lý

Cây lý nên trồng trước nhà, ngoài vườn rộng nơi có nhiều ánh sáng và không gian thoáng. Tương tự như những cây ăn quả khi trồng lý phải đào hố sâu, đắp mô cao, trồng nơi khô ráo. Phải có cọc chống giai đoạn đầu cho cây

+ Ánh sáng: Cây cần hưởng ánh sáng tự nhiên liên tục. không chịu râm mát. Khi có đủ ánh sáng cây sẽ mau ra hoa kết trái, quả to và chất lượng hơn

+ Đất: Sử dụng đất thịt phù sa, đất pha cát hoặc đất dinh dưỡng trộn sẵn để trồng cây. Những cây trồng trong chậu cần dùng đất chất lượng hơn, có độ dày dinh dưỡng

+ Nước tưới: Tùy theo giai đoạn sinh trưởng và tùy vào thời tiết mà có chế độ tưới phù hợp. Vào mùa nắng và giai đoạn mới trồng cây nên tưới ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tối. Vào mùa mưa có thể ngưng tưới nước, không nên dùng nước nhiễm mặn, nhiễm phèn để tưới cho cây

+ Phân bón: Dùng phân NPK, phân đạm, hoặc phân chuồng hoai để trồng cây.

Cây Lý không yêu cầu quá cao về điều kiện chăm sóc và  môi trường sống
Cây Lý không yêu cầu quá cao về điều kiện chăm sóc và  môi trường sống

Phương pháp nhân giống cây mận Lý

Cây lý được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc chiết cành, phương pháp chiết cành sẽ mang lại hiệu quả hơn, nhanh cho quả hơn rất nhiều.

Bài viết này phần nào đã giúp bạn hiểu thêm về trái Lý Miền tây cũng như những thông tin về loại cây ăn quả này. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác về nông nghiệp, bạn đừng quên nhấn theo dõi agri.vn nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây