Những mô hình nuôi cá lóc lợi nhuận bạc tỷ không nên bỏ lỡ

0
2284
Mô hình nuôi cá lóc
Mô hình nuôi cá lóc
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nuôi cá lóc đang dần trở thành xu thế khi độ phổ biến của loài cá này đang ngày càng đi lên. Một trong những lí do nuôi cá lóc trở nên phổ biến là bởi vì sự đa dạng mô hình chăn nuôi loài cá này, hơn nữa kỹ thuật đầu tư vào mỗi loại hình đều tạo điều kiện cho mỗi người nuôi trồng Việt Nam. Hôm nay chúng ta hãy cùng đi sâu tìm hiểu chi tiết kỹ thuật đối với từng loại hình nuôi cá lóc phổ biến sau khi đã nắm qua một số kỹ thuật cơ bản ở bài viết trước nhé!

Nội dung chính

Nuôi cá lóc trong ao đất

Chọn và ương cá lóc giống như thế nào

Cá giống đạt tiêu chuẩn phải bơi khỏe, da nhiều nhớt, kích thước đồng đều, không bị xây xát hay mang mầm bệnh.

nuôi cá lóc
Nuôi cá lóc trong ao đất

Mật độ ương giống phù hợp là 10-20 con/m2 và khối lượng con giống ban đầu đạt ít nhất 20g/con, mật độ thả dày nhất có thể lên đến 30 con/m2 nếu nguồn thức ăn phong phú.

Nước trong bể (ao) ương giống nên được khử trùng bằng dung dịch muối ăn để diệt hết các vi sinh vật bám trên da cá, chú ý cho cá làm quen nhiệt độ nước trước khi thả hẳn cá vào bể. Tránh tình trạng cá bé bị ăn, hãy quan sát và chuyển cá lớn đi khi đã đạt đến kích cỡ nhất định.

Mùa vụ nuôi thích hợp

Mùa vụ nuôi cá lóc có ba mùa vụ chính, mà lựa chọn phổ biến nhất là giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9, và thời điểm tốt nhất là khoảng sau tháng 7 bởi lúc này hoạt động nuôi cá lóc không bị ảnh hưởng nhiều bởi các hoạt động nông nghiệp khác, thức ăn phong phú về nguồn và chủng loại.

Tuy nhiên, mùa vụ chăn nuôi cá lóc cũng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nên bà con hãy chú ý cân nhắc.

Chuẩn bị ao đất để nuôi cá lóc

Đối với ao ương cá giống: Có thể đào ao mới hoặc tận dụng ao có sẵn. Diện tích ao từ 100m2 đến 1000m2 là phù hợp, bờ ao xây cao và nền đất chắc để đảm bảo lượng nước vào các mùa.

Chủ động trong công tác vệ sinh ao, dùng vôi để vệ sinh ao với tỉ lệ từ 10kg/100m2 để diệt hết vi khuẩn cũng như đảm bảo độ pH tốt cho sự phát triển của cá.

Đối với ao nuôi chính, cần lưu ý thêm khâu phơi ao sau khi bón vôi rồi mới bơm nước, để tận dụng tập tính săn mồi ăn thịt của cá thì không nên bón phân tạo màu nước đục cho ao. Chú ý vét cạn ao để loại bỏ vi khuẩn hoặc cá thừa trước khi bơm nước cho mùa vụ mới vào. Diệt hoặc di chuyển cá dữ hoặc không để cá lớn ở cùng cá bé để cá bé không bị đe dọa.

Ao nên có diện tích từ 300-1000m2 đối với các mùa vụ chăn nuôi quy mô nhỏ đến lớn trung bình để đảm bảo nguồn vốn. Độ sâu của ao thường từ 1,6-1,7m, không nên đổ nước ngập ao mà chỉ nên đổ vào hơn 1/3 ao, khu vực nuôi cá nên có lưới bảo vệ giăng kĩ tránh thất thoát cá.

Cho cá ăn và chăm sóc cá cũng là một nghệ thuật

Thức ăn cho cá lóc cũng có phân loại là dành cho cá giống và cá lớn theo từng giai đoạn.

Đối với cá giống nên tận dụng nguồn thức ăn ương sẵn cùng với ao trong quá trình ương giống. Có thể chọn bón phân chuồng (10kg-15kg/100m2) hoặc phân đạm (300g/100m2) cho tới khi hoại phân, nước chuyển sang màu xanh đục thì thả cá vào và để cá tìm nguồn thức ăn từ bể phân tự bón ấy.

Thức ăn nên gồm nhiều loại sinh vật tươi sống như cá nhỏ, tép, ếch nhái… Tập cho cá quen dần với nguồn thức ăn hữu cơ tự nhiên có sẵn như bột vitamin C,… với hàm lượng protein cao hơn 20 %.

Sau khi cá được hơn chục ngày tuổi, bắt đầu đổi nguồn thức ăn chính thành các sinh vật phù du bên cạnh phân hữu cơ. Cũng có thể cho cá ăn cá, tôm, tép tạp xay nhuyễn.

nuôi cá lóc
Cho cá lóc ăn

Cá khi bắt đầu được gần 20 ngày tuổi thì bắt đầu bổ sung thêm vitamin C và nhóm vitamin kết hợp. Cá sau giai đoạn 25 ngày tuổi đã có thể ăn nhiều loại cá tạp xay nhuyễn với lượng cho ăn tỉ lệ 1:10 so với trọng lượng của cá. Tỉ lệ sống vào thời gian cũng đã được nâng lên trên dưới 90%.

Khi cá bước vào ngưỡng 35-60 ngày tuổi, nguồn thức ăn không có thay đổi nhiều về loại thức ăn, nhưng nên cân nhắc đưa cá vào bể chính sớm vì tỉ lệ sống đã giảm xuống khoảng 60%.

Khi cá được đưa vào bể chính nuôi làm cá thịt, thức ăn chủ yếu sẽ là thức ăn tươi sống như cá tạp, cua, ốc, tôm,… Thời điểm cho ăn nên vào 7-8h sáng và khoảng 5h chiều, lúc mát mẻ trong ngày. Khẩu phần ăn được chia và tính theo trọng lượng cơ thể cá:

  • Cá từ hơn 10g đến 100g thì khẩu phần ăn khoảng 8% trọng lượng cơ thể.
  • Cá nặng hơn 100g thì chỉ nên cho ăn khẩu phần chiếm 3 – 5% khối lượng toàn cơ thể cá.

Không quên định kì bổ sung khoáng chất và các nhóm vitamin cho cá để nâng cao khả năng hấp thụ cũng như khả năng kháng bệnh.

Thu hoạch cá

Một mùa vụ nuôi cá nên kéo dài hơn 6 tháng, thu hoạch cá khi khối lượng trung bình đạt trên 1kg/con. Thu hoạch và vận chuyển cá đều phải dùng các dụng cụ, phương tiện không gồ ghề, lồi lõm để không làm xước cá. Để cá nhịn đói trong khoảng hai ngày trước ngày thu hoạch để cá không chết trong lúc vận chuyển.

Nuôi cá lóc trong bè

Chọn nơi nuôi cá lóc

Khi lựa chọn nơi nuôi trồng cá bằng hình thức này thì nguồn nước chính là yếu tố hàng đầu, nguồn nước không được ô nhiễm, tránh xa những nơi có nhiều phương tiện đường thủy di chuyển xung quanh cũng như loại bỏ những nơi có chất xả thải từ các nhà máy hoặc chất thải từ hoạt động trồng trọt.

Nên nuôi cá nhỏ và cá lớn riêng biệt để thuận lợi hơn cho quá trình nuôi trồng. Cá nhỏ dưới 10g thì nên nuôi trong một bè nhỏ riêng và nuôi tách biệt với các con lớn đã quen với nguồn thức ăn tạp tự nhiên tại địa phương. Khi cá nhỏ đạt khối lượng trên 10g và kích cỡ đều nhau thì có thể cho nuôi cùng cá lớn.

Thức ăn là yếu tố vô cùng quan trọng

Về cơ bản những kĩ thuật khác khi nuôi cá lóc trong bè tương tự như kĩ thuật nuôi cá lóc trong ao đất, nhưng cần lưu ý một số điểm riêng về thức ăn như sau vì mật độ nuôi trong bè không giống với mật độ nuôi cá lóc trong ao.

Cá lóc nhỏ thì lượng thức ăn lớn hơn của cá lóc lớn, khẩu phần chia tỉ lệ vẫn theo tiêu chuẩn trung bình. Nhưng thức ăn về lâu về dài khuyến khích nên là thức ăn chế biến hoặc thức ăn tự chế thay vì thức ăn tươi bởi loại thức ăn chế biến và tự chế có thể bảo quản lâu dài và dễ dàng tìm tới khi cần, cũng như tận dụng được phụ phẩm từ các khâu chế biến.

Những điều cần lưu ý trong khâu làm bè và chăm sóc cá

Khi đặt hoặc làm bè thì kích thước phổ biến là rộng 3-5m, dài 5-9m, cao khoảng 2m, có thể nuôi đến hơn 7.000 con, mỗi người chăn nuôi nên đánh giá, cân nhắc điều kiện của mình để chọn ra kích thước bè phù hợp. Các lưới để làm “mặt đục” hoặc bao quanh nên chọn loại thoáng, sợi đan chắc với các ô đan chặt và không thấm nước. Đặt nước cách mặt nước hơn 1m và cách đáy ao là 0,5m để tránh ô nhiễm chất thải sinh ra.
nuôi cá lóc
Nuôi cá lóc trong bè lồng vào hồ chứa
Tiến hành vệ sinh bè thường xuyên, không nuôi thả cá với mật độ dày.
Dùng lưới bao quanh khu vực cho ăn để tránh thất thoát thức ăn và dễ kiểm soát cá. Kiểm tra hệ thống nước, trong tình hình dịch bệnh thì nên thay nước sau khoảng mỗi 1 tuần, còn lúc bình thường thì có thể thay nước với chu kì 18 ngày/lần.

Nuôi cá lóc trên bể lót bạt

Một số người chăn nuôi lựa chọn nuôi cá lóc trên bể lót bạt để tận dụng không gian sẵn có và tiết kiện nguồn vốn đầu tư. Đây cũng là một số lựa chọn khá được săn đón những năm gần đây.

nuôi cá lóc
Nuôi cá lóc trong bể lót bạt

Với nền tảng kiến thức từ hai loại hình nuôi cá lóc trên kia, với loại hình nuôi cá trên bể lót bạt này, ta chỉ cần lưu ý thêm một số điểm như sau.

Nên đặt bể gần nguồn nước để thuận tiện thay và tháo nước. Để xây bể tiết kiệm theo đúng phương châm ban đầu của hình thức nuôi này, hãy tận dụng không gian có sẵn. Bể nên cao hơn 1m. Để dựng và bảo vệ bể, dựng cọc và cột trên nền đất thật chắc để làm móng. Bạt phủ dưới đáy trước khi bơm nước vào, cẩn thận móc lưới rào lại quanh cọc đã cắm sẵn để kiểm soát cá. Bể hơi nghiêng về phía thoát nước và dùng bơm để tiện cho việc xả thải và bơm nước.

Nước bơm vào chỉ nên khoảng một nửa chiều cao của bể.

Mật độ nuôi khá cao vì hạn chế không gian, hơn mật độ trung bình khoảng 1,5 lần, cần thay nước 3/4 phần mỗi ngày. Bất lợi lớn nhất đó là tỉ lệ cá thâm hụt sẽ bị ảnh hưởng lớn từ môi trường dễ lây lan dịch bệnh cũng như hạn chế cá phát triển hết mức.

Bài viết vừa rồi có lẽ đã giúp bạn tự tin hơn với sự nghiệp nuôi trồng cá lóc của mình nhỉ? Đây là những hình thức phổ biến nhất với lợi ích và hạn chế đi kèm với nhau. Mong mỗi người tìm ra được sự lựa chọn phù hợp và những tháng ngày chăn nuôi của mình, chúc mọi người may mắn!

Xem thêm: Cá lóc đồng – thị trường làm giàu tiềm năng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây