Chim trĩ là loài chim quí hiếm, tuy nhiên trong vài ba năm trở lại đây, nuôi chim trĩ không còn quá xa lạ và mô hình chăn nuôi này đã chớm nở ở một số vùng miền núi và vùng Đông Nam Bộ. Trong lúc nhiều mặt hàng nông sản khác tiêu thụ bấp bênh thì chim trĩ được xem như “cái máy in tiền” bởi hiệu quả kinh tế luôn ổn định ở mức cao của chúng.
Đến với bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim trĩ để thấy rằng, giờ đây, nuôi chim trĩ không còn là điều quá xa vời nữa.
Nội dung chính
Chuẩn bị những gì để nuôi chim trĩ?
Thiết kế chuồng trại chăn nuôi chim trĩ
Để làm chuồng trại chăn nuôi chim trĩ, bà con chú ý những yêu cầu kỹ thuật như sau:
Với số lượng từ 25 đến 30 con chim trĩ trưởng thành, bà con nên xây chuồng với kích thước bề ngang 3,5 m, chiều dài là 6m và cao 2,8 m.
Chọn vị trí ở nơi thoáng mát, cao ráo, tránh ẩm ướt, đồng thời ổn định về nhiệt độ: mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp. Thiết kế mái bằng để bảo đảm nhiệt độ tối ưu.
Chim trĩ có thể bay đi do đó thiết kế hàng rào bao quanh, che chắn kỹ lưỡng.
Làm giàn leo bằng cây, gỗ để chim trĩ dễ bám hơn.
Chuồng trại nuôi chim cũng nên có những bụi cây để chim trú ẩn khi rượt mổ lẫn nhau.
Nền chuồng nuôi nên thiết kế bằng phẳng trơn láng và rải trấu độ dày 5-8 cm để giúp giữ vệ sinh tốt.
Làm chuồng úm nuôi chim trĩ
Lồng úm nuôi chim trĩ cần đạt những yêu cầu kỹ thuật sau:
Với số lượng 200 con chim trĩ, bà con có thể thiết kế lồng bề ngang 1m, chiều dài 2m, cao 0,5m và cách mặt đất khoảng 10 cm.
Xung quanh lót giấy bìa carton để giữ nhiệt.
Đáy lồng úm nuôi chim trĩ có thể lót rơm
Giữa lồng úm đặt một bóng đèn để chiếu sáng và sưởi ấm cho đàn chim.
Trang bị 2 bình nước 2 lít có pha rượu tỏi để tăng cường đề kháng cho chim trĩ, tránh các bệnh như tiêu chảy, cảm, sổ mũi,…
Vệ sinh sạch sẽ mọi thứ trước khi tiến hành nuôi chim trĩ từ 15 đến 20 ngày.
Nuôi chim trĩ nên cho chúng ăn như thế nào?
Mọi người vẫn thường nói, nuôi chim trĩ hái ra tiền là bởi vì đây là giống mà nói thì giống gia cầm “một vốn bốn lời”, thức ăn cho chim trĩ rất da dạng mà lại dễ tìm.
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim mà trong quá trình nuôi chim trĩ, bà con chọn thức ăn cho phù hợp:
Chim trĩ dưới 10 ngày tuổi: Sử dụng cám công nghiệp cho cút ăn
Chim trĩ trên 10 ngày tuổi: Trộn cám và tấm theo tỷ lệ 1:1 cho chim trĩ ăn
Trên 20 ngày tuổi: Ngoài các loại hạt cho chim trĩ mổ, bà con có thể cho ăn bổ sung trùn quế, dế, các loại rau như chùm ngây, thân cây chuối thái nhỏ hay rau muống,…
Tuy nhiên, một mẹo rất hay cho bà con, đó là sử dụng 100 % cám tổng hợp làm khẩu phần ăn, chim sẽ rất nhanh lớn và có thể đạt trọng lượng lên đến hơn 2kg / con.
Nuôi chim trĩ cần chú ý phòng bệnh
Chim trĩ là loài chim hoang dã cho nên chúng có sức đề kháng rất tốt . Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta không cần quan tâm đến việc phòng bệnh để đảm bảo sức khỏe cho chúng.
Vệ sinh môi trường là bước đầu tiên khi úm, thả vườn. Tuyệt đối không để chúng thải phân vào máng cám, máng nước.
Sau mỗi đợt trứng nở cần vệ sinh máy ấp trứng.
Cho chim trĩ uống nước hòa với rượu tỏi để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa và hạn chế các bệnh thường gặp như cảm, sổ mũi, tiêu chảy.
Tiến hành thay rơm, trấu lồng úm thường xuyên để đảm bảo vệ sinh vì trong úm hay có chứa phân chim trĩ non.
Không nên nuôi với mật độ quá dày để tránh lây nhiễm các bệnh về hô hấp dẫn đến chết hàng loạt. Nếu thấy biểu hiện của bệnh, cần tách đàn ngay.
Chúng tôi vừa cung cấp những kỹ thuật nuôi chim trĩ đạt hiệu quả cao cho bà con. Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ giúp bà con thành công phát triển mô hình “cá kiếm” này.
Xem thêm: Triển vọng nghề nuôi yến trong nhà – nghề tiền tỷ hay sự ảo tưởng?