Bưởi da xanh trồng ở miền Bắc hiện đang là mô hình được nhiều nhà nông quan tâm. Đã có rất nhiều bà con nông dân thành công với mô hình trồng bưởi da xanh tại miền Bắc. Sau đây sẽ là kinh nghiệm trồng bưởi da xanh ở miền Bắc đã được người trồng đúc kết và chia sẻ. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng bưởi da xanh ở miền Bắc như thế nào nhé.
-
Chọn cây giống
Chọn cây giống bưởi da xanh là cây bưởi đã chiết từ cây bưởi mẹ sẽ giúp cây giống khỏe mạnh, rút ngắn thời gian ra quả, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều so với gieo trồng từ hạt.
-
Chuẩn bị đất trồng và những lưu ý với kỹ thuật trồng bưởi da xanh đúng cách
Cây bưởi da xanh là cây có tính ưa nước nên trồng ở những vườn thấp, có độ ẩm cao, đất giàu dinh dưỡng như bãi bồi ven sông… Đắp đất thành những luống ruộng có kích thước 3-4m, xung quanh tạo thành những rãnh nước có độ sâu vừa phải để chứa nước tưới cho cây cũng như giữ độ ẩm cho đất thường xuyên.
Khi mới trồng cây giống chúng ta nên cắm cọc để cố định gốc đây, giúp cây không bị đổ khi gặp gió to. Khoảng cách trồng bưởi da xanh phù hợp là 4-5m, không nên trồng quá dày.
-
Kỹ thuật trồng bưởi da xanh – nên trồng thời vụ
Kỹ thuật trồng bưởi da xanh đúng cách là nên trồng theo thời vụ. Và nên bắt đầu trồng vào thời điểm đầu mùa mưa ( tháng 5-tháng 6 dương lịch) để có đủ lượng nước tưới cho cây giống, tránh tình trạng thiếu nước cây sẽ phát triển không tốt.
4.Tưới nước
Cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho mọi giai đoạn phát triển của cây, nhất là giai đoạn ra hoa kết trái. Tùy vào thời điểm trong năm, cũng như lượng nước mưa mà ta cần giữ mực nước vừa đủ trong vườn, không được để xảy ra tình trạng ngập úng cũng như thiếu nước tưới cây.
-
Phân bón và phòng chống bệnh cho cây
Lúc mới trồng cần cung cấp phân hữu cơ cho mỗi gốc cây, song song với quá trình phát triển của cây bưởi da xanh cần sử dụng thêm phân bón NPK giúp kích thích sự phát triển của cây.
Các loại sâu bệnh mà cây bưởi da xanh hay mắc phải là sâu lá, sâu đục thân, hay các loại côn trùng chích quả… Nên thường xuyên quan sát, thăm nom cây bưởi da xanh để phát hiện, có những biện pháp phòng trừ và trị bệnh kịp thời.
-
Tỉa cành, trái
Sau khoảng 1 năm cây trồng phát triển, ta nên cắt tỉa bớt tán lá, cành cây bị sâu bệnh. Trong quá trình ra quả, ta cũng cần có những biện pháp bảo vệ quả bưởi da xanh không bị côn trùng chích như là bọc túi linon trắng đã đục lỗ nhỏ hay phun các thuốc phòng trừ bệnh cho quả bưởi. Cũng không nên để mật độ phát triển của quả bưởi quá dày, khiến bưởi thu hoạch không đạt được kích thước và trọng lượng mong muốn.
-
Thu hoạch
Tính từ thời điểm trồng cây giống thì 2 năm sau cây bắt đầu ra những trái bưởi da xanh đầu tiên, nhưng để đạt hiệu quả kinh tế cao, chất lượng quả bưởi da xanh được đảm bảo chúng ta nên để 2 năm nữa. Từ thời điểm ra hoa, kết trái thì sau khoảng 7 tháng ta sẽ thu hoạch được thành quả là những trái bưởi da xanh ngon và có hiệu quả kinh tế rất cao.
Cây bưởi da xanh đang mang lại những lợi ích kinh tế vô cùng to lớn không chỉ đối với người nông dân miền Nam mà nay còn được nhân giống và phát triển rộng rãi ở các tỉnh phía Bắc. Cách trồng cây bưởi da xanh không khó, nhưng cũng cần đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.