Vườn rừng – Mô hình nông nghiệp sinh thái tối ưu

0
5970
Mô hình vườn rừng ở khu du lịch sinh thái vườn quốc gia U Minh Thượng
Mô hình vườn rừng ở khu du lịch sinh thái vườn quốc gia U Minh Thượng, Kiên Giang
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Có thể nói, vườn rừng chính là mô hình trồng trọt tồn tại lâu đời nhất từ trước đến nay và đồng thời cũng là mô hình nông nghiệp sinh thái tối ưu nhất mà chúng ta đang có. Mặc dù loại mô hình này đã và đang được áp dụng ở nhiều nơi nhưng bà con vẫn có vẻ xa lạ, hầu hết vẫn chưa có nhiều thông tin về loại mô hình nông nghiệp này. Vậy vườn rừng là gì? Liệu chúng thực sự có ích hay không?

Nội dung chính

Khái niệm và lịch sử vườn rừng

Khái niệm

Vườn rừng là mô hình trồng trọt đã có từ thời tiền sử sau đó được phát triển trên nhiều quốc gia. Vườn rừng không chỉ mang lại nguồn thực phẩm lành mạnh mà góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Có lẽ vườn rừng nghe còn khá xa lạ đối với nhiều người song đây là mô hình trồng trọt đã có từ lâu đời. Mô hình là sự kết hợp độc đáo giữa cây rừng và cây trồng hay còn gọi là nông-lâm kết hợp. Với mô hình canh tác này thì người nông dân khá nhàn, hầu như không phải tốn nhiều công chăm sóc mà cây trồng cùng với hệ sinh thái tự nhiên trong đó tự sinh trưởng và phát triển. Cấu trúc nhiều tầng tán của vườn rừng đã tạo nên một hệ sinh thái góp phần tạo nguồn thực phẩm lành mạnh và dồi dào cho con người.

Lịch sử

“Vườn rừng chính là sự sống trong mô hình tương hợp năng lượng”

Mô hình vườn rừng của Ernst
Ảnh: Internet

Ernst Gotsch là một nông dân – nhà nghiên cứu nông nghiệp người Thụy Sĩ. Ông đã dành hàng chục năm để nghiên cứu, thực hành nông nghiệp sinh thái. Ông đã chứng minh được rằng con người hoàn toàn có thể sống dựa vào rừng và sản xuất lương thực từ rừng, đồng thời có thể bảo vệ rừng một cách hoàn hảo, thậm chí mô hình này còn giúp cải tạo các vùng đất đã thoái hóa và bạc màu.

Phương pháp của Ernst có tên là Syntropic Agriculture – tạm dịch “ Nông nghiệp Tương hợp Năng lượng”. Nó là các kỹ thuật tương tác trong nông nghiệp nhằm tạo ra sự cân bằng năng lượng tích cực trong toàn hệ thống. Đây là kỹ thuật làm vườn thâm canh kết hợp với lâm nghiệp(rừng).

Điểm cốt yếu là sự kết hợp các loại thực vật với các khoảng cách và tầng khác nhau, tùy thuộc vào thời gian. Sau đó là kỹ thuật cắt tỉa các loại cân thân gỗ, cây ăn quả. Việc cắt tỉa giúp mang các chất hữu cơ về cho đất một cách liên tục, mà không phải bổ sung bất cứ một chất hữu cơ nào từ bên ngoài.

Phương pháp của Ernst cho phép phục hồi đất thông qua việc sản xuất rau và trái cây. Lúc thu hoạch, đất trở nên tốt hơn, màu mỡ hơn khi mới bắt đầu canh tác.

Mô hình vườn rừng- nông nghiêp tích hợp năng lượng
Mô hình vườn rừng- nông nghiêp tích hợp năng lượng

Cấu trúc của vườn rừng

Theo Robert Hart, ông dựa trên sự quan sát có hệ thống từ rừng tự nhiên và tư tạo dựng cho mình vườn rừng sẽ có 7 tầng tán khác nhau bằng các phương pháp trồng xem canh từ một vườn táo và lê. Hệ thống bảy lớp của khu vườn rừng đó là:

Cấu trúc vườn rừng
Cấu trúc vườn rừng
  • “Tầng tán” bao gồm các cây ăn quả trưởng thành ban đầu.
  • “Tầng cây thấp” của các cây ăn quả và hạt nhỏ hơn trên các cây có rễ lùn.
  • “Lớp cây bụi” của các bụi cây ăn quả như nho và quả mọng.
  • “Lớp thân thảo” của các loại rau và thảo mộc lâu năm, các loại cây trồng để lấy rễ và củ.
  • “Lớp phủ mặt đất” của các loại thực vật có thể ăn được trải theo chiều ngang.
  • “Lớp thẳng đứng” của dây leo bao gồm nho, đậu leo, nhiều loại quả mọng, chanh dây, quả kiwi, đậu leo, …

Lợi ích/ Ý nghĩa của vườn rừng

Góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái bền vững đạt được hiệu quả : sản xuất thực phẩm, khôi phục sự màu mỡ của đất, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trồng nhiều loại cây trên cùng một diện tích đất sẽ tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời ở các tầng tán lá theo chiều thẳng đứng từ trên cao xuống mặt đất tùy theo nhu cầu ánh sáng của từng loài cây. Tán lá của những cây ở tầng trên có tác dụng che mưa chắn nắng cho những cây tầng dưới.

Trồng xen kẽ các loại cây.
Trồng xen kẽ các loại cây.

Hạn chế sự phát triển và lây lan của một số loài sâu bệnh. Nhiều loại cây tiết ra các hợp chất từ các bộ phận như rễ, thân, lá, hoa, quả có tác dụng kìm chế hoặc xua đuổi sâu bệnh. Một số loài cây có tác dụng dẫn dụ các loài thiên địch và các côn trùng thụ phấn cho cây.

Mỗi loài cây có nhu cầu về hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau. Do vậy khi trồng xen các loại cây có nhu cầu dinh dưỡng bổ sung cho nhau sẽ tạo sự cân bằng dinh dưỡng trong đất.

Vườn chuối ở đường lên Phong Nha - Kẻ Bàng
Vườn chuối ở đường lên Phong Nha – Kẻ Bàng

Rừng là một trong những hệ sinh thái ổn định nhất trên trái đất. Mô hình vườn rừng góp phần tạo sự đa dạng sinh học, đồng thời sản xuất nhiều sản phẩm lương thực, thực phẩm lành mạnh cho con người. Mô hình đang được nhân rộng và phát triển khắp nơi nhằm giúp khôi phục đất đai đang bị hoang hóa, cằn cỗi bởi những phương thức canh tác hiện đại lạm dụng hóa chất và tư tưởng chạy theo lợi nhuận và góp phần bảo vệ môi trường.

Xem thêm: Nông nghiệp sinh thái

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây